Công Ty TNHH TV XD và TM Bình Hoa

VP TP. HCM - HCMC Office :
327/9B/16 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh Tp.HCM HP0903967439 email : hdangbinh@gmail.com
Facebook:
http://www.facebook.com/binhhoasaigon
http://www.facebook.com/binhhoacompany

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Phòng vệ sinh: kiêng quá hoá... rối!


Ngày 25.10.2009 Giờ 09:14


KT & ĐS - * Tôi nghe nói không được đặt phòng vệ sinh trên lầu đè lên cửa ra vào chính dưới trệt, nhờ quý báo giải thích giùm vấn đề này. Và có nhất thiết phòng vệ sinh các lầu phải thẳng hàng với nhau không?

* Có người quen nói rằng khi làm nhà không nên xoay bàn cầu và các đường ống ra phía trước nhà vì khi xả nước sẽ… cuốn trôi tiền tài và an khang của nhà đi hết (!?) Thực hư điều này ra sao?

* Hướng ngồi bàn cầu và hướng lavabo có nên xem theo tuổi của gia chủ hoặc người sử dụng thường xuyên phòng vệ sinh đó không?

Ví dụ về la bàn phong thuỷ phân cung điểm hướng cho một nhà phố, trong đó chỉ rõ các khu vực bố trí vệ sinh (màu xám) và khu vực đặt bếp, cửa chính, hồ nước ngầm… tách biệt nhau

Trên đây là ba trong số nhiều câu hỏi bạn đọc có thắc mắc về vấn đề khu vệ sinh trong nhà. Thực tế cũng chứng minh nếu gia chủ quá kiêng kỵ các vấn đề liên quan đến phong thuỷ mà không có ưu tiên chính phụ và quan niệm “đa cát thắng thiểu hung” (nhiều cái tốt thắng ít cái xấu) thì hầu như sẽ rất dễ bị rối khi làm nhà.

Theo nguyên tắc bố trí cát hung trong nhà ở thì khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu đồng thời đảm bảo hợp lý về hệ thống kỹ thuật. Hung gặp hung hóa cát, đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu (theo tính toán về tuổi gia chủ phối hợp với hướng nhà) sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt. Đây chính là sự phân biệt rạch ròi và ưu tiên các khu nào nằm về vùng nào. Nếu các chức năng cơ bản (cửa chính, bếp, phòng khách, phòng ngủ, bàn thờ…) được đặt các vùng tốt, thì dĩ nhiên nhưng vùng còn lại là bố trí không gian vệ sinh, và các chức năng phụ khác.

Trong ngôi nhà xưa thì khu vệ sinh là một dạng khu phụ, chứ không có tiện nghi cao như bây giờ. Vì thế, ngoài việc phân cung điểm hướng tốt xấu, cha ông ta vẫn hay đưa khu “nhà xí” ra xa nhà chính. Còn hiện nay phong thuỷ và kiến trúc hiện đại đã dung hòa với nhau, tuy vẫn xếp khu vệ sinh vào nhóm phải đặt ở hung phương (cùng với kho, chỗ giặt phơi, nhà xe…) nhưng không hề là là một khu phụ phải “giấu” ở nơi tối tăm ẩm thấp nữa.

Những thắc mắc của gia chủ về kiêng kỵ khi bố trí khu vệ sinh có thể lý giải dưới góc độ khoa học phong thuỷ và kiến trúc như sau:

* Khu vệ sinh đè lên trên cửa ra vào chính của nhà lầu: Theo nguyên tắc phân cung điểm hướng, luôn ưu tiên cho môn, rồi đến táo, sau đó mới đến các không gian khác, nghĩa là vị trí và hướng của bộ cửa chính rất quan trọng. Do vậy theo la bàn phong thuỷ thì vị trí cửa chính (vùng khai môn) không bao giờ trùng với vị trí đặt khu vệ sinh (tác xí) cả.

Nếu nhà có lầu mà đặt khu vệ sinh trên lầu trùng với vị trí bộ cửa chính dưới trệt thì hoặc là khu vệ sinh đó đặt sai vị trí, hoặc là bộ cửa chính của ngôi nhà đặt sai vị trí nhưng do nhà phố nhỏ nên không thay đổi được. Khi đó nếu vị trí và hướng bộ cửa chính (cũng là hướng của nhà) hợp với mệnh trạch gia chủ rồi thì khu vệ sinh nên dời sang vị trí khác. Còn nếu ngược lại thì bộ cửa chính nên dời đi sao cho không bị khu vệ sinh ở trên “đè lên” nữa.

* Trường hợp khác, nếu nhà có chiều ngang rộng thì khi phân cung điểm hướng vẫn có thể đặt khu vệ sinh về phía mặt trước của nhà theo ý đồ của kiến trúc sư. Mỗi mặt bằng đều có những vùng đặt được khu vệ sinh và những vùng không thể, phụ thuộc bố cục và phân cung điểm hướng như đã nói, do vậy không nhất thiết vệ sinh các tầng phải trùng nhau.

Tuy nhiên các khu vệ sinh trùng nhau sẽ thuận lợi hơn cho hệ thống kỹ thuật. Vấn đề là gia chủ và người thiết kế nên xác định ngay từ đầu các vùng nào có thể bố trí khu vệ sinh, xem xét trên – dưới các vùng ấy là không gian gì để quyết định bố cục mặt bằng, và tránh để khu vệ sinh ở bên trên chỗ bếp nấu, bàn thờ (thuỷ khắc hoả) và cửa chính như đã nêu, còn lại đều có thể xử lý được.

* Về hướng của bàn cầu: khi đã xác định các vấn đề chính phụ thì hầu như chuyện hướng của lavabo, bàn cầu là không đáng kể nữa. Vì theo thứ tự ưu tiên xác định hướng thì từ hướng nhà, hướng cửa chính, hướng bếp cho đến hướng bàn thờ, hướng giường ngủ của gia chủ và các thành viên, hướng bàn ngồi làm việc… là đã quá chi tiết và đầy đủ cho các sinh hoạt cơ bản của một ngôi nhà.

Việc bố trí lavabo và bàn cầu không phụ thuộc vào hướng nữa, chỉ cần lưu ý sao cho thuận tiện, tránh gió lùa, tránh tia nhìn xoi mói, thoải mái dễ chịu, không bị va vướng vào các thiết bị khác khi sử dụng.

Bài: THS. KTS Hà Anh Tuấn
Minh hoạ: Khánh Phương

***************************************

source

http://www.sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=58464&fld=HTMG/2009/1022/58464

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

Nhà sạch thì mát


Nhà có sân vườn nhưng cần gọn ghẽ để gió lưu thông - Ảnh: Xuân Trang
(TNTT&GT) Có khi nào bạn gặp trường hợp nhà đặt ở hướng đón gió tốt, có hệ thống thông gió phù hợp, nhưng sao vẫn thấy bức bối khó chịu?

Hãy kiểm tra lại các giải pháp nội ngoại thất, từ đó nhận diện các nguyên nhân gây cản trở sự lưu thông không khí và làm nhà nóng nực hơn, như một số trường hợp xử lý chưa tốt dưới đây:

• Dùng quá nhiều những kết cấu đặc gây cản gió, như lan can xây gạch kín, mảng trang trí, thậm chí trổ nhiều cửa nhưng ít mở hoặc lắp kính cố định (ngại va đập, mưa tạt hoặc cảm giác thiếu an toàn). Việc chia nhiều phòng cũng góp phần cản gió, đồng thời gây cảm giác chật chội và ngăn cách, tạo thêm nhiều bề mặt tỏa nhiệt.

• Trồng cây quá nhiều, nhất là những cây lá dày, rậm rạp kề cận nhà.

Vườn sỏi trong không gian nhỏ để “dễ thở” - Ảnh: Xuân Trang

Mặc dù cây có khả năng lọc bụi, cản bụi nhưng đồng thời cũng cản gió, lưu bụi trên bề mặt lá. Cảm giác “mát mắt” đôi khi khiến gia chủ dùng cây xanh như một biện pháp làm tươi mát ngôi nhà, thế nhưng cây xanh chỉ là một trong rất nhiều cách giảm nóng mà thôi.

• Bố trí quá nhiều vật dụng, nhất là các vật dụng đặc kín, thiết bị máy móc tỏa nhiệt nhiều.

Nội thất đơn giản giúp mát mắt - Ảnh: Xuân Trang

Ngay cả rèm cửa bằng vải dày, bàn ghế nệm cũng là các vật tích bụi và cản gió.

Mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, bụi bặm sẽ được… tung lên mù mịt rồi tiếp tục lưu lại trên các bề mặt đồ vật gây nên nhiều mầm bệnh.

“Nhà sạch” cần hiểu theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng để môi trường ở trong lành hơn.

Khoảng trống quanh nhà được mềm hóa bởi cây cỏ - Ảnh: Xuân Trang

• Thiếu các bề mặt “mềm” như thảm cỏ, mặt nước… cũng khiến ngôi nhà dù có đầy gió vẫn nóng do các bề mặt cứng như sân gạch, bê tông, đường sá… hấp thụ nhiệt rồi phản xạ vào nhà.

Việc dùng nhiều vật liệu “ấm” như thảm len hay gỗ cũng khiến ngôi nhà ở vùng nhiệt đới nóng hơn so với nhà ở vùng ôn đới hay hàn đới.

Như vậy, làm ngôi nhà “sạch” về mặt vệ sinh cũng như thẩm mỹ tức là biết chắt lọc các vật liệu, kết cấu, bố trí đồ đạc… sao cho hợp với điều kiện khí hậu chung quanh. Chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) hay phong cách Thiền (Zen) trong kiến trúc gần đây đang phát triển mạnh chính là xuất phát từ thực tế mong muốn giảm thiểu vật dụng trang trí rườm rà, tạo nhiều khoảng trống để ngôi nhà sạch sẽ, thoáng mát hơn.

Xuân Trang

**************************

source

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200941/20091010103056.aspx

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Bài trí phòng diện tích nhỏ


Thứ hai, 14/9/2009, 14:44 GMT+7


Nếu các phòng nhà bạn có diện tích tương đối nhỏ hẹp thì hãy thử bài trí theo những mẫu dưới đây. Bạn cũng nên sử dụng các kệ nhỏ lắp tại các khoảng trống như chân cầu thang, trên tường... để tiết kiệm diện tích. Tham khảo hình ảnh trên BHG.

N.H.

********************** source http://www.ngoisao.net/News/Nha-dep/2009/09/3B9CB9FF/