Công Ty TNHH TV XD và TM Bình Hoa

VP TP. HCM - HCMC Office :
327/9B/16 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh Tp.HCM HP0903967439 email : hdangbinh@gmail.com
Facebook:
http://www.facebook.com/binhhoasaigon
http://www.facebook.com/binhhoacompany

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Đèn chùm không dễ treo


Ngày 26.11.2009 Giờ 08:30


KT&ĐS - Đèn chùm là dạng đèn đặc biệt. Nó có kích thước to hơn các loại khác, hình dáng và cấu tạo phức tạp hơn, giá cũng đắt hơn rất nhiều. Chính vì sự đặc biệt ấy mà treo đèn chùm cần phải cân nhắc. Nắm được phân loại đèn chùm, hiểu rõ chức năng, biết lựa chọn đèn chùm tốt là cần nhưng chưa đủ để có thể treo đèn chùm đạt kết quả tốt. Bởi đèn còn phải gắn với không gian kiến trúc, gắn liền với kiến trúc – nội thất.

Đèn chùm có quan hệ rất chặt chẽ với trần nhà và có phân chính phụ. Ảnh chụp tại phòng họp công trình Nhà khách Chính phủ (Bắc bộ phủ cũ)

Nơi treo: đèn chùm thường được treo ở những không gian lớn, những không gian có tính sang trọng, đăng đối như sảnh, phòng hội họp, phòng ăn, phòng khách… Trong các không gian riêng tư và nhỏ hơn (như phòng ngủ) hạn chế dùng đèn chùm, nếu sử dụng cần lưu ý tới chiều cao và vị trí.

Định vị chùm đèn: hay là quan hệ vị trí đèn với các bề mặt tương ứng trong không gian – đặc biệt là trần và sàn. Nếu đã định sử dụng đèn chùm phải quan tâm tới trần từ khâu thiết kế, xác định các vị trí treo đèn để thiết kế trần phù hợp. Song song với vấn đề đó là thiết kế sàn tương ứng và xác định nội thất trên bề mặt sàn.

Tất cả đều có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Một điểm cần lưu ý nữa là cần tránh vị trí chùm đèn “rơi” trên các vị trí đứng/ngồi của người làm việc, sinh hoạt.

Vị trí đèn chùm nên thẳng với vị trí bàn họp ở phòng họp, bàn ăn ở phòng ăn, bàn nước ở phòng khách hoặc những vị trí không có đồ nội thất, vị trí mà người sử dụng không đứng hay ngồi lâu.

Kích thước: cũng như tất cả các yếu tố khác của kiến trúc, nội thất, kích thước đèn chùm và tỷ lệ hài hoà là nhân tố quan trọng nhất của yếu tố thẩm mỹ. Một chiếc đèn dù đẹp đến mấy nhưng tỷ lệ không phù hợp thì cũng không thể làm không gian đẹp hơn. Không gian rộng, trần cao mà đèn nhỏ thì đèn sẽ bị “lọt thỏm”. Ngược lại không gian nhỏ, trần thấp mà đèn lớn sẽ gây bức bối, khó chịu; chưa kể dễ bị va quệt vào đèn. Để chọn kích thước đèn phù hợp có thể căn cứ vào công thức sau:

Nếu chiều cao trần (H) khoảng 3m: L = 1/5H (L là độ dài của đèn chùm).

Nếu chiều cao trần (H) lớn hơn 3m: L = 1/4H (L là độ dài của đèn chùm).

Với trần cao dưới 3m không nên dùng các kiểu đèn chùm cổ điển, chỉ nên dùng các kiểu đèn chùm hiện đại, gọn, không dài.

Với chiều cao trần từ 2,6m trở xuống có lẽ không nên dùng đèn chùm.

Đèn chùm được bọc một lớp áo xung quanh để làm giảm cường độ sáng, phù hợp với không gian quán cà phê, và nhấn mạnh hiệu quả khối sáng

Kiểu dáng, hình thức: kiểu dáng và chất liệu, màu sắc đèn chùm cần phù hợp với phong cách thiết kế nội thất và các đồ nội thất cụ thể có liên quan trong không gian đó. Một không gian cổ điển sẽ cần đèn chùm cổ điển, một không gian hiện đại phải dùng đèn chùm hiện đại. Nếu không chú ý tới yếu tố này, sẽ xảy ra tình trạng khập khiễng, có thể: không gian đẹp + đèn đẹp = kết quả xấu.

Chuẩn bị kỹ thuật:

Để treo đèn chùm, cần phải chuẩn bị trước các yếu tố kỹ thuật liên quan. Móc treo đèn là yếu tố quan tâm số một. Đèn chùm thường rất nặng – nhất là đèn chùm pha lê nên móc phải chắc chắn, an toàn cho cả đèn lẫn người sử dụng. Móc được chôn khi đổ bêtông là tốt nhất, nếu không phải khoan gia cố vào trần bêtông, tuyệt đối không gắn vào hệ trần thạch cao có thể gây sập trần, hoặc gây võng nứt…

Dù có thể chưa “rước” đèn về nhưng cũng nên áng chừng thông số kỹ thuật về loại đèn dự kiến sử dụng để lắp bộ điều khiển phù hợp. Nếu việc sử dụng linh hoạt về cường độ ánh sáng nên dùng chiết áp để tiện điều chỉnh. Không nên vì sáng quá mà… tháo bớt bóng của đèn chùm đi!

Thực tế là đèn chùm không dễ treo. Nhưng thực tế cũng cho thấy đèn chùm… rất dễ treo, vì cứ mua về là có thể treo được; ai cũng có thể mua đèn về treo. Nhiều bộ đèn chùm rất đẹp nhưng treo lên làm xấu cả phòng lẫn đèn, có thể vì kích thước không phù hợp, có thể vì phong cách kệch cỡm, có thể vì màu sắc “đá” nhau với nội thất… Đèn chùm là một thứ trang thiết bị, đồ trang trí quan trọng, nằm ở chỗ quan trọng và khá tốn kém, rất cần có sự tư vấn của nhà chuyên môn (các chuyên gia chiếu sáng, chuyên gia nội thất, các kiến trúc sư…). Ra cửa hàng ngắm đèn chùm rất dễ bị hoa mắt bởi vô số loại đèn và bởi ánh sáng không trung thực do treo chưa đúng độ cao, ảnh hưởng bởi các bóng đèn khác. Một bộ đèn chùm ngắm ngoài cửa hàng thấy “thế này”, nó sẽ “thế khác” khi mang về treo ở nhà mình. Bên cạnh đó, vấn đề giá “trên trời” với những loại đèn chất liệu “xịn” như pha lê, đá… cũng làm các “thượng đế” đau đầu không biết đâu mà lần…


Về mặt kiểu dáng và chất liệu, có thể phân đèn chùm thành ba nhóm sau đây:

Nhóm đèn pha lê: đèn chùm pha lê thường đối xứng tâm, có thể có nhiều tầng, nhiều vòng. Ở trên khung xương đèn có rất nhiều những hạt pha lê được đính vào làm cho ánh sáng tán sắc lấp lánh. Chất liệu của những “viên lấp lánh” này quyết định toàn bộ giá trị đèn. Nếu đúng là pha lê thì đèn cho chất lượng ánh sáng tuyệt hảo và giá thành rất đắt, còn nếu là thuỷ tinh thường hay thậm chí nhựa trong thì chất lượng ánh sáng và giá thành giảm tỷ lệ thuận theo nhau.

Nhóm đèn có choá/chụp: nhóm đèn này thường ít bóng hơn nhóm đèn pha lê – mỗi choá/chụp có một bóng đèn. Thông thường loại này có một bóng giữa tâm (có thể bằng hay to hơn) và các bóng chìa ra xung quanh. Choá/chụp của nhóm đèn này thường bằng thuỷ tinh mờ hay có vân để giấu bóng đèn bên trong. Một số loại đèn cao cấp có choá/chụp được chế tác từ đá.

Các kiểu khác: các kiểu thuộc nhóm này đa phần là các kiểu đèn chùm hiện đại xuất hiện gần đây. Chúng được thiết kế tương đối tự do, kích thước không lớn lắm (trừ một số đèn có đuôi thả dài). Các loại vật liệu cũng rất phong phú, từ kim loại (thép, đồng, inox…), thuỷ tinh, nhựa, vật liệu tổng hợp khác. Một số loại đèn chùm hiện đại còn sử dụng bóng halogen (có định dạng đuôi khác bóng sợi đốt tungsten truyền thống)

Đèn chùm còn phong phú trên phương diện… giá. Không phải là một mặt hàng tuyệt đối công nghiệp nên đèn chùm không xuất xưởng ra thị trường hàng loạt, đa phần là nhập khẩu nhỏ lẻ từ nước ngoài. Mỗi mẫu có thể có vài ba chiếc, nhiều khi có duy nhất. Chính vì vậy, rất khó đánh giá chính xác giá trị của những chiếc đèn bày bán trên thị trường nếu không phải là người am hiểu về chuyên môn.

Thế nào là đèn chùm tốt?

Chất lượng đèn chùm phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

Kết cấu đèn: khung xương đèn phải làm bằng vật liệu chắc chắn, khoẻ; các mối nối liên kết từ xương chính tới các nhánh, các choá/chụp đèn phải kín, khít, không rạn vỡ.

Phụ kiện: các phụ kiện pha lê, thuỷ tinh phải dày dạn, không có lỗi, tạp chất, không bị xước, không bị mất mát, xô lệch, vẹo. Các bộ phận liên kết phụ kiện (dây, móc) phải đảm bảo bền vững.

Hệ thống dây dẫn, đuôi đèn: đèn chùm thường có rất nhiều bóng từ vài cho tới hàng chục bóng đèn. Vì vậy ở đèn chùm có một hệ thống dây khá phức tạp từ trung tâm toả đi tới các nhánh. Hệ thống dây này phải có chất lượng tốt và được giấu kín, nhưng cũng tiện xử lý khi có sự cố. Hệ thống đuôi phải theo chuẩn, đảm bảo tiếp xúc tốt. Đèn chùm sẽ trở nên mất thẩm mỹ nếu như một hoặc vài bóng đèn không sáng.

Bài và ảnh: KTS Nguyễn Trần Đức An
*********************************************
source
http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=59716&fld=HTMG/2009/1122/59716

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Khắc phục góc khó theo phong thủy



28-Tháng Ba-2009 12:57

Khắc phục góc khó theo phong thủy

Việc sắp xếp nhà cửa hài hòa phong thủy luôn đặt nguyên tắc giảm hung khí, tăng cát khí lên hàng đầu. Trong một ngôi nhà dù lớn hay nhỏ, hung khí luôn tồn tại và luân chuyển dưới nhiều dạng, nhiều hơn cả là tại các vị trí có luồng đi lại đâm thẳng, xuyên suốt và các "góc chết".



Cần chú ý những khu vực có
hai cửa cạnh nhau.

Việc sắp xếp nhà cửa hài hòa phong thủy luôn đặt nguyên tắc giảm hung khí, tăng cát khí lên hàng đầu. Trong một ngôi nhà dù lớn hay nhỏ, hung khí luôn tồn tại và luân chuyển dưới nhiều dạng, nhiều hơn cả là tại các vị trí có luồng đi lại đâm thẳng, xuyên suốt và các "góc chết".

Với điều kiện nhà đất đô thị chật hẹp, các góc khuất thường gặp do hình thể miếng đất méo hoặc do cấu trúc của nhà, và phải khắc phục bằng nhiều cách khác nhau.

Vùng âm dương và những góc khuất trong nhà

Trong không gian sống luôn có cả vùng âm và dương. Trong nhà ở, vùng âm (đặc trưng là trạng thái tĩnh, gián đoạn, góc khuất) là những nơi cố định, không bị đi xuyên qua hoặc chỉ nhìn thấy mà ít sử dụng. Bóng tối và lạnh, ẩm thấp tiêu biểu cho tính âm. Còn vùng dương (đặc trưng là mặt cong, tròn, trạng thái động, liên tục) tồn tại ở những khu vực hoạt động thường xuyên như cổng, cửa ra vào, cửa sổ, chỗ trống có thể đi qua, cầu thang, hành lang, phía ngoài vật dụng...

Ánh sáng, sự ấm áp tiêu biểu cho tính dương. Theo dịch lý, mỗi ngôi nhà cần bố trí hài hòa âm dương để tạo sự cân bằng khí, tránh để âm thịnh dương suy hoặc ngược lại. Ví dụ ở một phòng ngủ, nên đặt giường ở gần hoặc ngay trong vùng âm để tránh luồng giao thông và gió thổi trực xung, tức là cũng tránh được cửa đi, tránh mở cửa sổ rộng có nhiều dương quang (ánh sáng mặt trời) chiếu thẳng vào đầu giường.

Ngôi nhà dù có nhiều cửa rộng, ánh nắng chan hòa thì vẫn cần bình phong, màn che để làm dịu đi phần dương quang vào ban ngày và bổ sung đèn chiếu sáng vào ban đêm. Sự kết hợp giữa các yếu tố âm dương như vậy sẽ tạo nên cân bằng trong trạng thái động, tức là cân bằng tương đối với khả năng thay đổi tùy hoàn cảnh, và kích thích nguồn khí lưu chuyển.


Những góc khuất trong nhà (vốn thuộc âm) vì thế cũng không hẳn hoàn toàn là xấu nếu được khai thác sử dụng đúng mức. Nhiều khi có những ngôi nhà rất vuông vức, nhưng cách sắp xếp đồ nội thất cũng có thể gây ra những góc khuất ít được chăm sóc. Vì thế cách khắc phục cần phải bắt đầu từ nhận định hình thế và "kịch bản sử dụng" của chủ nhân.

Xử lý trên mặt bằng



Những góc thừa (kẹt) nên đặt tủ.


Khi mặt bằng của nhà đất không được vuông, các góc nhọn sẽ thành chỗ khó sử dụng. Bụi bặm, ẩm thấp hay dồn vào đó và tác động xấu tới môi trường sống. Các góc nhọn nếu lồi ra hay chĩa vào không gian sinh hoạt sẽ cản trở đi lại, gây va chạm và tạo cảm giác khó chịu trong tâm lý người ở.

Phong thủy gọi đó là những góc xung sát và đặc biệt kỵ những góc chết tồn tại trong phòng trẻ em, người già, phòng ngủ, vì các phòng này đòi hỏi độ an toàn trong sử dụng, không gian tĩnh và gọn, nếu có góc cạnh nhiều sẽ bất lợi. Cách khắc phục là làm tủ trang trí lấp vào góc kẹt, hoặc đặt cây xanh, đồ vật chắn ở đỉnh nhọn, tách biệt với phạm vi thường sử dụng.


Cần lưu ý, những cánh cửa mở không hết cũng tạo ra những mũi nhọn và góc chết trong nội ngoại thất. Nhiều nhà khi mở cửa đón khách, thường cánh cửa va luôn vào khách hoặc chĩa ngược vào mình. Đó là do không chú ý lùi lại thềm nhà, tiền sảnh để cửa có chỗ tựa vào.

Do đó, khi thiết kế xây dựng cần chú ý xem cửa phòng mở ra hoặc vào có ép sát tường được không? Đối với hai cửa đi nằm gần nhau, phải chú ý khoảng mở đồng thời tránh bố trí đồ vật sát cửa sẽ gây vướng víu trong sử dụng. Cửa mở hé cũng làm gió lùa mạnh hơn và dễ bị sập, gây tai nạn, nhất là đối với trẻ em.

Theo Nhà Đẹp

source http://nhagiare.com/thong-tin-nha-dat/newsid2097/khac-phuc-goc-kho-theo-phong-thuy-.html

Chọn chỗ xây hồ bơi



06-Tháng Chín-2008 05:08
Chọn chỗ xây hồ bơi
Xem anh phong to
Theo Phong Thủy, việc xây dựng hồ bơi cũng có những ảnh hưởng nhất định với không gian sống của gia chủ. Nếu có một hồ ở bên đông, một ở bên tây, trong nhà sẽ có người bị bệnh. Đằng sau nhà có hai cái hồ, hoặc bên trái, bên phải hay trước nhà đều có hồ, thì đó là thế chân rồng chân hổ giẫm lên nhau, dâm dục có đầy trong nhà. Trước nhà, sau nhà có hồ cũng rất hung, con cháu không thọ.

Vị trí và hình dạng hồ không thống nhất cũng gây họa, như có cái lồi ra, có cái thụt vào hoặc hình như quả bầu, có cái nhỏ cái to nối liền nhau, bệnh tật và tai họa sẽ đến với nam chủ nhân. Hồ trên liền hồ dưới, vợ góa giữ phòng không, hồ to nối hồ nhỏ, bệnh phong chẳng rời giường. Hai hoặc ba hồ liền nhau, thế nào sự cố cũng xảy ra. Nếu hình dáng hồ trông như hoa mai, thì nhà có ba bốn bà vợ góa.

Như vậy, có hồ trong khuôn viên trong nhà là mang họa cho người ở, nhưng phong thủy cũng cho rằng hồ có thể mang điều tốt đến. Nếu chưa nói đến quy định về khoảng cách, hãy chỉ nói đến hình dáng thì hồ có hình bán nguyệt là khá tốt. Trước nhà có hồ như vậy thì có tiền của. Người xưa nói hồ bán nguyệt sinh tiền, hàng nghìn kho lúa, trẻ con rớt không chết đuối. Tuy nhiên, cũng nên đề phòng trẻ em bất cẩn.





Trước nhà có hồ như vậy thì có tiền của


Hồ có hình vuông như nghiên mực là tốt nhất. Nếu hồ trước nhà giống cái nghiên mực, con cháu thi đỗ, nước hồ mà trong như gương, sinh con quý mà thông minh. Trước nhà có hồ như vậy là tốt, nhưng vị trí hồ phải xa cửa nhà, hồ cho ánh nắng chiều tà không được phản xạ tia nắng chiếu vào nhà. Trường hợp hồ hoặc bể bơi gần nhà, để ánh sáng mặt trời phản xạ được vào trong nhà, phong thủy học gọi cái hồ hay bể bơi này là "gương soi chậu máu" hoặc "vạn đạo kim quang" chiếu vào nhà.





Hồ bơi hình bán nguyệt mang đến nhiều giá trị tích cực


Gặp trường hợp như vậy, không thất vận lúc tiền vận thì hậu vận thất vận, chủ nhà sẽ bị bệnh nặng. Nếu hướng giường của chủ nhà lại ở phương vị hung sát, dễ bị tai nạn liên miên, thậm chí mất mạng. Có nhà đào hồ trước cửa ở thế "gương soi chậu máu", giữa cửa nhà có treo một cái gương to thì sát khí càng mạnh, độ hung càng lớn. Để hóa giải tình trạng "gương soi chậu máu", phong thủy đưa ra phương án thả bèo kín hồ để giảm tia nắng khúc xạ vào nhà. Cũng có phương án trồng cây trúc phía bờ hồ đối diện ngôi nhà. Trúc dễ trồng, mọc nhanh, sẽ chắn những tia nắng khúc xạ vào nhà khi chiều tà, sát khí giảm hẳn.

Trong xã hội hiện đại, đất chật người đông, đối với những nhà có hồ tù, nước không lưu thông, bẩn, không có lợi cho sức khỏe, đồng thời theo phong thủy học, nơi đó cũng dễ gây nên hung tướng cho người ở. Gặp trường hợp này, phong thủy học cho rằng tốt nhất là lấp hồ, làm vậy sẽ trừ được hết hung tướng. Nhưng lưu ý một điều, để loại trừ hết sát khí miền đất có hồ, trước khi lấp hồ phải hút hết nước, làm cho hồ khô đi, bốc hết bùn ở đáy hồ. Nếu thấy làm như thế phiền phức quá thì cứ để vậy mà lấp cũng được, vì nó cũng không gây nên tai họa. Song mọi ống nước dẫn vào hồ, dù bằng vật liệu nào, dạng nào cũng phải gỡ đi, vì chúng gây nên sát khí ảnh hưởng đến ngôi nhà.

Nếu khuôn viên khu nhà rộng cần có một hồ, thì phải bố trí ở phương vị đông nam, cách nhà từ 18 m trở lên nhưng tốt nhất là không có, mà có thì nên lấp. Có loại hồ thuộc dạng chảy vòng quanh, xung quanh trồng cây mà không có đông người tụ tập, như khách sạn, nhà hàng, công ty, công xưởng thì không phát sinh vấn đề gì, có khi lại biến thành cát tướng.

Phong thủy với những bể bơi tư gia

Ở những thành phố lớn, các khu nhà ở chổ sang... người ta thường bố trí bể bơi gần kề. Nhưng trong môi trường thành phố khác với các vùng trống trải, như ở nông thôn hay thị trấn nhỏ, mọi vận hạn có thể sẽ khác.





Ở nơi thoáng đãng, ánh mặt trời chiếu xuống hồ hồ phản xạ vào nhà không có gì che chắn, nên chúng mới nguy hiểm. Ở thành phố, các bể bơi được xây giữa các cụm nhà chồ tầng, chỉ chịu ánh mặt trời chiếu vào giữa trưa, nên không có "vạn đạo kim quang" tức là tia nắng phản xạ chiếu vào nhà, nên không có hung khí.

Song không phải bể bơi bố trí giữa các nhà chồ tầng không thể trở thành "gương soi chậu máu". Đó là trường hợp một căn nhà ba tầng có bể bơi ở giữa khu nhà chồ tầng, bình thường chỉ chịu sự chiếu nắng mặt trời từ 11 đến 14 giờ. Tuy vậy, bể bơi ở đây có vấn đề không hay đứng về mặt phong thủy, nếu như khi thiết kế, xây dựng người ta để ý đến một chút.

Thực tế đã có trường hợp người ta làm cửa thông hơi chắn bằng kính để chếch ra ngoài như một mái hiên. Lúc mặt trời từ đỉnh đầu chếch về phía tây, ánh nắng chiếu xuyên thẳng xuống bể bơi, phản xạ lên tấm chắn cửa thông hơi, từ đây ánh nắng lại một lần nữa phản xạ vào nhà tạo các hình lốm đốm. Nếu lúc đó dưới bể bơi có người, hình ánh nắng trong nhà càng lay động. Lúc này, bể bơi của gia đình trở thành "gương soi chậu máu". Trường hợp này chỉ cần vứt bỏ tấm kính chắn ở cửa thông hơi thì mọi việc tốt đẹp.




Tùy theo diện tích nhà mà xây hồ cho phù hợp


Dựa trên mối liên hệ giữa hồ hồ với con người, phong thủy học cũng đưa ra nguyên tắc, hồ hình vuông thì hưng vượng. Hồ như cái chảo, phú quý vô cùng. Nhà to hồ nhỏ, nam cô độc, nữ yểu mạng. Nhà nhỏ hồ to, tài bạch lưu tán.Hồ to trước cửa, người không thọ. Hồ to sau nhà, yểu mạng từ nhỏ. Ngoài ra, những dạng hồ được coi là hung và cần san lấp như hồ trước nhà thẳng và dài. Hồ sau nhà hẹp và nhỏ, nhà kẹp ở giữa hồ trước và hồ sau, hồ trước nhà có góc nhọn chĩa mũi vào cửa, trong nhà có bể nước, giữa hồ có thủy đình, trong hồ có núi giả, nước hồ như bùn hoặc màu vàng.


theo DiaOcOnline

source http://nhagiare.com/thong-tin-nha-dat/newsid1472/chon-cho-xay-ho-boi.html

Lối ra vào theo phong thủy



06-Tháng Chín-2008 05:07
Lối ra vào
Xem anh phong to
Lối ra vào có thể ảnh hưởng đến người ngụ cư. Ngõ vào phải thoáng, dễ đi lại và lối ra phải sáng sủa. Dẹp bỏ những thứ cản trở gần lối ra vào như cây cối, cột, vách tường… làm cản trở khí vận, cản trở dịp may kiếm tài lộc và sức khoẻ. Tuy nhiên cây cối ở khoảng cách an toàn với ngỏ vào lại thuận tiện trong việc bảo vệ nhà cửa.

Những lối đi cũng có ảnh hưởng tương tự. Nếu lối đi gần bên nhà cửa rất hẹp nhỏ thì khí người ngụ cư sẽ bị tù túng và mất quân bình.



Cách chữa:

Hoặc mở rộng lối đi hoặc tránh trồng cây lớn, cây rậm và bụi cây gần nó. Treo cách trước cửa.

Sau đây là một số ví dụ:

1- Theo thông lệ, lối đi vào tốt tạo cảm giác thoáng, thênh thang.

2 - Lối đi tới cao ốc phải rộng.

3 - Lối đi hẹp sẽ giới hạn nghề nghiệp và cả triển vọng tài chính. Nếu nhà nằm trên triền dốc thì ngõ vào nhìn xuống đồi tốt hơn là cửa ra vào nhìn lên đồi.

4- Nếu có bậc cấp thì nó phải lên xuống dần chứ không quá dốc. Cửa ra vào phải mở ra trên thềm rộng. Bậc cấp hẹp và dốc không giữ được tiền bạc.

5 - Bậc thang từ trên đu xuống nhà thì xấu, làm người ngụ cư phải tranh đấu vất vả trong nghề nghiệp. Để giải quyết trường hợp xấu, người ta đặt đèn pha chiếu từ sau nhà chiếu lên mái.

6 - Bụi cây trồng làm vinh không khí trong nhà, cây cối tươi tốt và lối đi cần thông thoáng, nếu cây mọc râm quá thì phải cắt xén.




7.Cổng ngỏ (mặt tiền) tạo cho nhà một vẻ thoáng và nối vào nhà, để ý đến cột chống mái. Cột chống không quá lớn và gần sát cửa ra vào. Cột tròn tốt hơn vuông, vì vuông có thể là nguyên do gây bại sản. Để giải quyết cho cột vuông, trồng nho leo cột. Đối với cột to lớn sừng sững ta treo gương ngang tầm mắt hay hàng chữ “xuất nhập an bình” trên cột đó.

8. Lối đi dẫn đến cửa ra vào có thể cong vòng nhu cánh cung và có cây trồng gần đó đều được cả.






Theo DiaOcOnline

source http://nhagiare.com/thong-tin-nha-dat/newsid1471/loi-ra-vao-theo-phong-thuy.html

Làm mát ngôi nhà theo phong thủy



06-Tháng Chín-2008 05:05
Làm mát ngôi nhà theo phong thủy
Xem anh phong to
Tạo dựng cuộc sống chất lượng là một trong những mục đích lớn nhất khiến việc làm mát không gian sống trong ngôi nhà bạn trở nên bức thiết. Một không gian nóng bức, ngột ngạt không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của mỗi thành viên mà nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến công việc, tiền tài của gia đình.

Bạn hãy tìm hiểu và khéo léo sắp đặt để gia đình bạn có được một không gian mát mẻ, thoải mái, thư giãn sau mỗi ngày làm việc vất vả.

Trước đây, chúng ta thường nghe nói: "muốn mát thì về quê mà sống" hoặc nhiều hơn là "mua máy lạnh về dùng". Nhưng giờ, bên cạnh những vật dụng công nghiệp đó, người ta đã có xu hướng chuyển sang áp dụng thuật phong thủy để làm mát không gian sống của mình. Có thể nói, việc làm mát cơ bản nhất chính là dùng hơi nước hay còn gọi là thủy khí.

Không phải ngẫu nhiên, cổ nhân luôn coi trọng việc thông gió và đón nhận luồng gió vào nhà là một biện pháp thúc đẩy tài lộc. Công dụng của nước và gió (phong thủy) không chỉ có ý nghĩa về việc làm mát, nó còn mang ý nghĩa duy tâm: Phong sinh Thủy khởi (tức là gió đi khắp nơi để mọi vật sinh ra, nước đến đâu thì mọi vật ở đó đâm chồi nảy lộc).

Làm mát không gian theo phong thủy

Mở cửa có khoảng không rộng, có nước tụ lại và lưu thông hiền hòa.

Nước chảy phải ôm vòng uốn lượn hiền hòa mới tốt, còn nước chảy mạnh xung xạ bắn tới thì hung hiểm.


Nước phải trong, có vị ngọt, có cây cối xanh tốt xung quanh càng tốt. Nước ô nhiễm bẩn thỉu thì xấu, dẫu có tiền cũng dễ phạm dâm ô thác loạn.

Nước nên ở bên trái của nhà là bên Thanh Long, ở bên phải thì phạm vào Bạch Hổ có tiền nhanh nhưng là "Kim Thủy dâm tình" trong nhà, dễ sinh ngoại tình.


Phái Bát Trạch thì coi trọng hướng gió, hướng có nước... thích hợp với mỗi cá nhân, chủ trạch. Nếu hướng nhà mở ra đón gió và có nước thuộc vào bốn cung Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị thì mọi việc đều tốt, tiền tài đầy đủ, tình cảm tốt, sự nghiệp vững chắc, quan vận thăng tiến... Nếu mở cửa phạm vào các hướng xấu như Tuyệt Mạng, Lục Sát, Ngũ Quỷ, Họa Hại... nhẹ thì làm ăn khó khăn, vất vả, tình duyên trắc trở, quan vận bế tắc, sự nghiệp gãy đổ. Nặng thì tán gia bại sản, mất của mất người.

Nói chung mỗi phái đều có chỗ sở đắc riêng nhưng đều chung một mục đích là làm cho căn nhà của bạn trở nên thoáng mát, có độ ẩm thích hợp. Phái Loan Đầu thì hầu như chỉ mạnh nhất khi dùng cho bên ngoài nhà (gọi là Ngoại Loan Đầu). Còn hai phái Bát Trạch và Huyền Không Phi Tinh thì ứng dụng tốt cho cả ngoại thất và nội thất.

Theo Tiêu Dùng

source
http://nhagiare.com/thong-tin-nha-dat/newsid1469/lam-mat-ngoi-nha-theo-phong-thuy.html

Những điều kiêng kỵ và cách hóa giải khi đặt giường ngủ




06-Tháng Chín-2008 05:05

Những điều kiêng kỵ và cách hóa giải khi đặt giường ngủ
Xem anh phong to
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người, chính vì vậy phong thuỷ của giường ngủ cũng rất được quan tâm. Khi đặt giường ngủ có rất nhiều điều kiêng kỵ cần phải né tránh.

Đầu giường không nên để xà ngang ép đỉnh.

Đầu giường có xà ngang ép đỉnh gọi là “huyền trâm sát” sẽ không có lợi cho sức khoẻ của gia chủ. Có ba biện pháp hoá giải như sau:

- Tránh: Đây là biện pháp tốt nhất bằng cách xê dịch đầu giường để tránh xà ngang, làm như vậy đã hóa giải được vị trí không gian ở đầu giường. Ngoài ra, ở đầu giường có thể đặt tủ, giá sách hay giá để dụng cụ để lấp vào, như vậy tránh cho đầu giường không trống trải hơn nữa có thể tiết kiệm được không gian.



Ảnh: Theo Internet.


- Che: Nếu diện tích căn phòng nhỏ hẹp hoặc vì nguyên nhân nào khác mà không “tránh” được thì có thể dùng phương pháp che bằng cách dùng tấm trần giả để che xà ngang. Làm như vậy sẽ bớt được áp lực về tâm lý.

- Ngăn: Nếu sử dụng biện pháp che mà gia chủ vẫn không an tâm thì có thể đổi giường thành giường hai tầng, tầng trên để chăn đệm còn tầng dưới để ngủ. Làm như vậy, chăn đệm ở tầng trên sẽ thay thế cho người chịu đựng những thiệt hại do xà ngang ép xuống.

Đầu giường không nên để đối diện với cửa phòng:

Xét về Phong thuỷ học, đầu giường đối diện với cửa phòng là không tốt lành, bởi vì hiện tượng này sẽ dẫn tới sự suy sụp về sức khỏe và công danh của gia chủ.

Trong trường này gia chủ nên xê dịch giường ngủ, không để giường ngủ và cửa phòng thành một đường thẳng. Nếu giường ngủ không thể xê dịch được thì hãy xoay lại để ngủ cũng là một cách hóa giải.



Trong Phong thủy cách kê đầu giường rất quan trọng.
Ảnh: Theo Internet.


Đầu giường không nên kê quá sát vào cửa sổ.

Nếu đầu giường kê quá sát vào cửa sổ thì sẽ không tốt. Không xét về Phong thủy học chỉ nói về môi trường sống, đầu giường kê sát vào cửa sổ khi nắng ánh mặt trời chiếu thẳng vào đầu giường, khi mưa nước mưa thẩm thấu qua cửa sổ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia chủ. Để đảm bảo sức khỏe và gia cư an toàn, không nên kê đầu giường vào sát cửa sổ.

Đầu giường không nên chiếu thẳng vào gương.

Trong Phong thủy, gương dùng để ngăn sát, tác dụng phản xạ trở lại sát khí xông thẳng vào cho nên (dù không phải là gương bát quái hay gương cửa) cũng không nên để chiếu trực tiếp vào giường ngủ.

Nếu để gương chiếu trực tiếp vào đầu giường thường sẽ bị giật mình ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ dẫn tới hiện tượng mất ngủ, đau tim, tinh thần phân tán. Tốt nhất, nên treo gương ở phía trong cánh tủ quần áo để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.



Ảnh: Theo Internet.


Đầu giường không nên kê sát nhà xí.

Đầu giường không nên kê sát vào nhà xí vì nhà xí là nơi không sạch sẽ. Phương pháp hoá giải tốt nhất là kê đầu giường ra chỗ khác, không để đầu giường chiếu thẳng vào cửa phòng nhà xí.

Đầu giường không nên chiếu thẳng vào bếp đun.

Trước phòng ngủ có bếp đun rất không có lợi cho sức khỏe vì lửa bếp cháy rừng rực, khói mỡ khi xào nấu xông vào rất không tốt với sức khỏe của con người, có thể sẽ sinh ra các chứng bệnh đau tim…

Giường ngủ kiêng kê sát vào bếp đun.

Bếp đun là nơi sinh hỏa nấu thức ăn, rất nóng bức vì thế mặc dù có tường, vách ngăn cách thì đầu giường cũng không nên kê sát vào bếp đun. Tốt nhất nên kê giường ra một chỗ khác của phòng ngủ, làm như thế có thể hóa giải được nhiều tai nạn và bệnh tật.

Không nên để "lộ không" nơi đầu giường.

Đầu giường không nên “lộ không” điều đó có nghĩa là đầu giường không kê sát vào tường, không có chỗ dựa, không có chỗ che chở, vì thế hung nhiều cát ít. Nếu đầu giường không kê sát vào tường được thì cuối giường nên kê sát vào tường, còn nếu không có thể đặt kệ tủ sát đầu giường cạnh vách tường cũng là một cách hóa giải.



Ảnh: Theo Internet.


Giường ngủ kiêng chiếu thẳng vào ống khói.

Phong thuỷ học cho rằng “ống khói làm cho chủ giường khó sinh nở”, vì thế giường ngủ không nên chiếu thẳng vào ống khói. Nếu xảy ra trường hợp trên thì phải kê giường ngủ ra chỗ khác để khi ngủ trên giường không nhìn thấy ống khói. Ngoài ra có thể dùng rèm để che cửa sổ để tránh nhìn thấy ống khói là được.

Giường ngủ kiêng cầu thang ép đỉnh.

Giường ngủ đặt ở dưới chân cầu thang mặc dù là cầu thang ở bên ngoài phòng cũng không nên. Không xét về Phong thủy học, chỉ riêng tiếng bước chân đi lên xuống cầu thang cũng làm cho mất ngủ gây bất an.

source http://nhagiare.com/thong-tin-nha-dat/newsid1468/nhung-dieu-kieng-ky-va-cach-hoa-giai-khi-dat-giuong-ngu.html

phong thủy với phòng 'sếp'



21-Tháng Sáu-2008 11:04
Phong thủy với phòng 'sếp'
Việc sắp đặt phòng làm việc lý tưởng nhất cho người lãnh đạo là phía sau ghế ngồi phải có tường chắc chắn, bên trái chỗ ngồi là cửa sổ, nhìn qua cửa sổ thấy một phong cảnh thiên nhiên đẹp, không khí thoáng đãng.

Theo phong thủy học, việc đặt phòng làm việc đúng phương vị tốt lành sẽ giúp các sếp thêm đảm lược, trí tuệ, ảnh hưởng đến sự hưng suy trong quản lý, thành bại trong sự nghiệp. Vị trí bàn làm việc đặt ở trung tâm nhiệm sở là tốt nhất. Nếu là nơi kinh doanh, bàn làm việc của người chủ phải đặt ở tầng một hoặc tầng hầm. Ngoài ra, khi bố trí bàn làm việc như vậy, cần chú ý tới một số yếu tố.

Phía sau lưng người ngồi nên có một chỗ dựa vững chắc, và tốt nhất là không nên đặt cửa sổ. Ảnh: Natcom


Bàn làm việc không được kê đối thẳng với cửa ra vào để tránh không bị những tạp âm bên ngoài quấy nhiễu và người ngoài nhòm ngó. Làm như vậy để ngăn "sát khí" rất không lợi cho người ngồi điều hành.

Sau lưng người ngồi phải có "chỗ dựa" như bức tường. Khoảng cách giữa lưng người ngồi với tường không được quá lớn. Phong thuỷ học cho rằng, làm như vậy sẽ tăng thêm tính tự tin cho người ngồi làm việc, tránh không có cảm giác trống trải.

Trong trường hợp gian phòng làm việc có cửa sổ, thì cửa sổ không được đối diện với những biểu tượng không lành theo quan điểm của phong thủy, như ống khói, cột điện... Tốt nhất là nhìn qua cửa sổ thấy khoảng rộng bao la, vườn cây xanh tốt, cảnh núi non xanh biếc... Bên ngoài cửa sổ không nên có đường đi qua.

Cửa ra vào ở góc bên phải phía trước bàn sẽ không bị tạp âm quấy nhiễu và không bị người ngoài nhìn ngó bất thường. Cửa ra vào mở ở phía bên trái bàn làm việc có thể thay đổi vị trí một chút, hiệu quả vẫn tốt.

Kỵ bày đặt bàn viết đối diện với cửa và khi ngồi làm việc quay lưng ra cửa. Phong thủy cho rằng, cửa là khí khẩu vừa nạp sinh khí mà đồng thời cũng nạp sát khí. Ngồi quay lưng ra cửa thì sau lưng không có "chỗ dựa", thường xuyên thấy cột sống bị ớn lạnh vì sát khí.

Cả tạp âm từ ngoài truyền vào sẽ kích thích sống lưng làm cho đại não không yên. Người lãnh đạo ở vị trí này luôn ở trạng thái căng thẳng, tâm trí sẽ rối loạn, dễ mắc sai lầm khi ra quyết định.

Đặt bàn viết nên ở bên phải cửa ra vào, bàn làm việc với cửa ra vào hơi chếch với nhau và xa ra một khoảng cách. Nếu gần cửa ra vào quá, sẽ bị sát khí quấy nhiễu, sẽ giảm hiệu suất lãnh đạo, không những thế, phong thuỷ cho rằng sẽ gây bệnh.

Kỵ sau chỗ ngồi có cửa sổ. Nếu kê bàn làm việc theo lối này, người ngồi sẽ ngăn đường đi của gió và ánh sáng, theo cách nói của phong thuỷ là chặn lại sự lưu thông của khí, biến sinh khí thành sát khí, người ngồi làm việc ở tư thế này, trước sau cũng bị suy vi.

Kỵ gần cửa sổ có đường đi qua. Cửa sổ cũng là nơi nạp sinh khí và sát khí. Nếu gần đường qua lại, thường nạp vào phòng tiếng bước chân người đi, tiếng cười, tiếng nói, tiếng ta thán... chúng đều là sát khí theo cách nói của phong thủy, rất bất lợi cho việc điều hành và sự nghiệp của người làm việc tại đó. Nếu vì một lý do nào đó phải kê bàn làm việc ở đây, phải có rèm che kín. Nhưng tốt nhất là dời phòng làm việc đi nơi khác.

Không kê bàn làm việc ở giữa phòng, vì sau lưng quá xa tường nhà, không có "chỗ dựa", người lãnh đạo trước sau sẽ bị cô lập.

Phong thủy học cho rằng, người ngồi làm việc phải được tiếp nhận sinh khí tốt thì thì mới minh mẫn trong điều hành công việc. Để có điều đó, trên bàn làm việc nên phải đặt cột thuỷ tinh trong không màu. Vật dụng này được phong thủy gọi là tháp văn xương. Nếu đặt 4 tháp văn xương trên 4 góc bàn làm việc, sẽ tăng thêm lòng hăng say công việc và sự minh mẫn cho người lãnh đạo.

(Theo NLĐ)

source

http://nhagiare.com/thong-tin-nha-dat/newsid1275/phong-thuy-voi-phong-sep-.html

Cách chọn hướng nhà khi mua nhà , mua đất .



Hôm qua lúc 0:55

Cách chọn hướng nhà khi mua nhà , mua đất .


o0o

I/ Đối với phong thủy nhà ở điều cần quan tâm nhất là cửa chính.
Cửa chính là lối dẫn khí vào nhà, sự suy vượng lành dữ của nó có ảnh hưởng quyết định
đến phong thủy của nhà ở. Ngôi nhà cần phải có 2 yếu tố : tọa và hướng.

II/ Vậy tọa và hướng là gì ?
- chủ thể phần sau ngôi nhà là tọa
- phía trước mặt của cửa chính nhà hường tới chính là hướng
- tọa hướng của ngôi nhà là một đường thẳng 180 độ
ví dụ : tọa Bắc thì hướng là hướng Nam

III/ Mạng của mỗi người là gì ?
Sinh mạng mỗi người mỗi khác nhau, nhà ở kiêng kỵ khác nhau, mỗi người
có một quẻ mệnh và quẻ trạch khác nhau. Căn cứ vào 2 quẻ này để chọn nhà.
Thế nào là quẻ mệnh, cách tìm quẻ mệnh.
Qủe mệnh lấy năm sinh làm chuẩn, hay nói cách khác người sinh cùng năm cùng qủe mênh (nam khác nữ). Chú ý mệnh ở đây khác với mệnh người tức mệnh tử vi. Ví dụ người nam sinh năm 1946 Bính Tụất mệnh tử vi mệnh thổ, đất nóc nhà, mệnh về nhà ở là mệnh ly hỏa

Năm Sinh (1) Mệnh Nam (2) Mệnh Nữ (3)
Quẻ của người sinh năm 1901 : 1901- Tân Sửu Ly Hỏa Càn Kim . Giải thích:
1901 là năm sinh.
Tân Sửu tức là tuổi cuả người đó
Ly - Hỏa quẻ nếu chủ nhà là nam
Càn - Kim là quẻ tử vi nếu chủ nhà là nữ

Tra bảng
1901- Tân Sửu Ly Hỏa Càn Kim
1902- Nhâm Dần Cấn Thổ Đoài Kim
1903- Qúy Mão Đoài Kim Cấn Thổ
1904- Giáp Thìn Càn Kim Ly Hỏa
1905- Ất Tỵ Khôn Thổ Khảm Thủy
1906- Bính Ngọ Tốn Mộc Khôn Thổ
1907- Đinh Mùi Chấn Mộc Chấn Mộc
1908- Mậu Thân Khôn Thổ Tốn Mộc
1909- Kỷ Dậu Khảm Thủy Cấn Thổ
1910- Canh Tuất Ly Hỏa Càn Kim
1911- Tân Hợi Cấn Thổ Đoài Kim
1912- Nhâm Tý Đoài Kim Cấn Thổ
1913- Qúy Sửu Càn Kim Ly Hỏa
1914- Giáp Dần Khôn Thổ Khảm Thủy
1915- Ất Mão Tốn Mộc Khôn Thổ
1916- Bính Thìn Chấn Mộc Chấn Mộc
1917- Đinh Tỵ Khôn Thổ Tốn Mộc
1918- Mậu Ngọ Khảm Thủy Cấn Thổ
1919- Kỷ Mùi Ly Hỏa Càn Kim
1920- Canh Thân Cấn Thổ Đoài Kim
1921- Tân Dậu Đoài Kim Cấn Thổ
1922- Nhâm Tuất Càn Kim Ly Hỏa
1923- Qúy Hợi Khôn Thổ Khảm Thủy
1924- Giáp Tý Tốn Mộc Khôn Thổ
1925- Ất Sửu Chấn Mộc Chấn Mộc
1926- Bính Dần Khôn Thổ Tốn Mộc
1927- Đinh Mão Khảm Thủy Cấn Thổ
1928- Mậu Thìn Ly Hỏa Càn Kim
1929- Kỷ Tỵ Cấn Thổ Đòai Kim
1930- Canh Ngọ Đoài Kim Cấn Thổ
1931- Tân Mùi Càn Kim Ly Hỏa
1932- Nhâm Thân Khôn Thổ Khảm Thủy
1933- Qúy Dậu Tốn Mộc Khôn Thổ
1934- Giáp Tuất Chấn Mộc Chấn Mộc
1935- Ất Hợi Khôn Thổ Tốn Mộc
1936- Bính Tý Khảm Thủy Cấn Thổ
1937- Đinh Sửu Ly Hỏa Càn Kim
1938- Mậu Dần Cấn Thổ Đoài Kim
1939- Kỷ Mão Đoài Kim Cấn Thổ
1940- Canh Thìn Càn Kim Ly Hỏa
1941- Tân Tỵ Khôn Thổ Khảm Thủy
1942- Nhâm Ngọ Tốn Mộc Khôn Thổ
1943- Qúy Mùi Chấn Mộc Chấn Mộc
1944- Giáp Thân Khôn Thổ Tốn Mộc
1945- Ất Dậu Khảm Thủy Cấn Thổ
1946- Bính Tuất Ly Hỏa Càn Kim
1947- Đinh Hợi Cấn Thổ Đoài Kim
1948- Mậu Tỵ Đoài Kim Cấn Thổ
1949- Kỷ Sửu Càn Kim Ly Hỏa
1950- Canh Dần Khôn Thổ Khảm Thủy
1951- Tân Mão Tốn Mộc Khôn Thổ
1952- Nhâm Thìn Chấn Mộc Chấn Mộc
1953- Qúy Tỵ Khôn Thổ Tốn Mộc
1954- Giáp Ngọ Khảm Thủy Cấn Thổ
1955- Ất Mùi Ly Hỏa Càn Kim
1956- Bính Thân Cấn Thổ Đoài Kim
1957- Đinh Dâu Đoài Kim Cấn Thổ
1958- Mậu Tuất Càn Kim Ly Hỏa
1959- Kỷ Hợi Khôn Thổ Khảm Thủy
1960- Canh Tý Tốn Mộc Khôn Thổ
1961- Tân Sửu Chấn Mộc Chấn Mộc
1962- Nhâm Dần Khôn Thổ Tốn Mộc
1963- Qúy Mão Khảm Thủy Cấn Thổ
1964- Giáp Thìn Ly Hỏa Càn Kim
1965- Ất Tỵ Cấn Thổ Đoài Kim
1966- Bính Ngọ Đoài Kim Cấn Thổ
1967- Đinh Mùi Càn Kim Ly Hỏa
1968- Mậu Thân Khôn Thổ Khảm Thủy
1969- Kỷ Dậu Tốn Mộc Khôn Thổ
1970- Canh Tuất Chấn Mộc Chấn Mộc
1971- Tân Hợi Khôn Thổ Tốn Mộc
1972- Nhâm Tý Khảm Thủy Cấn Thổ
1973- Qúy Sửu Ly Hỏa Càn Kim
1974- Giáp Dần Cấn Thổ Đòai Kim
1975- Ất Mão Đoài Kim Cấn Thổ
1976- Bính Thìn Càn Kim Ly Hỏa
1977- Đinh Tỵ Khôn Thổ Khảm Thủy
1978- Mậu Ngọ Tốn Mộc Khôn Thổ
1979- Kỷ Mùi Chấn Mộc Chấn Mộc
1980- Canh Thân Khôn Thổ Tốn Mộc
1981- Tân Dậu Khảm Thủy Cấn Thổ
1982- Nhâm Tuất Ly Hỏa Càn Kim
1983- Qúy Hợi Cấn Thổ Đòai Kim
1984- Giáp Tý Đoài Kim Cấn Thổ
1985- Ất Sửu Càn Kim Ly Hỏa
1986- Bính Dần Khôn Thổ Khảm Thủy
1987- Đinh Mão Tốn Mộc Khôn Thổ
1988- Mậu Thìn Chấn Mộc Chấn Mộc
1989- Kỷ Tỵ Khôn Thổ Tốn Mộc
1990- Canh Ngọ Khảm Thủy Cấn Thổ
1991- Tân Mùi Ly Hỏa Càn Kim
1992- Nhâm Thân Cấn Thổ Đoài Kim
1993- Qúy Dậu Đoài Kim Cấn Thổ
1994- Giáp Tuất Càn Kim Ly Hỏa
1995- Ất Hợi Khôn Thổ Khảm Thủy
1996- Bính Tý Tốn Mộc Khôn Thổ
1997- Đinh Sửu Chấn Mộc Chấn Mộc
1998- Mậu Dần Khôn Thổ Tốn Mộc
1999- Kỷ Mão Khảm Thủy Cấn Thổ
2000- Canh Thìn Ly Hỏa Càn Kim

Phân loại quẻ mệnh có 2 loại : Đông tứ và Tây tứ.
Từ bảng tra trên ta thấy được quẻ mệnh của mình. Nếu thuộc mạng :
==> thủy, mộc, hỏa là người thuộc mệnh Đông tứ mệnh,
==> thổ, kim thì người đó thuộc mệnh Tây tứ mệnh.

Thế nào là quẻ trạch, phân loại quẻ trạch, cách tìm quẻ trạch quẻ trạch của nhà ở được phân loại theo hướng vị Đông tứ trạch và Tây tứ trạch:
==> hướng Đông, Đông Nam, Nam hoặc Bắc
thuộc Đông tứ trạch.
==> hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam thuộc Tây tứ trạch.

Như vậy, ta đã biết thế nào là quẻ mệnh gồm Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.
Qủe trạch gồm Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.

Cách tìm quẻ trạch:

Đông tứ trạch
- "Chấn" trạch tọa đông
- "Tốn" trạch tọa đông nam
- "Ly" trạch tọa nam
- "Khảm" trạch tọa bắc

Tây tứ trạch
- "Khôn" trạch tọa tây nam
- "Đoài" trạch tọa tây
- "Càn" trạch tọa tây bắc
- "Cấn" trạch tọa đông bắc

IV/ Vấn đề đặt ra khi chọn nhà phải trạch mệnh tương phối nghĩa là :
1/ người mệnh : đông tứ mệnh ở vào đông tứ trạch
2/ người mệnh : tây tứ mệnh ở vào tây tứ trạch
là loại tương phối như vậy sẽ sinh cát là tốt hợp
ngược lại :
Hay nói cách khác : Đông tứ trạch thì hợp với Đông tứ mệnh - Tây tứ trạch thì hợp với Tây tứ mệnh


1/ người mệnh : đông tứ mệnh ở vào tây tứ trạch
2/ người mệnh : tây tứ mệnh ở vào đông tứ trạch
như vậy là mệnh và trạch (người và nhà ở) không cùng loại nên trạch mệnh không tương phối được thế là không tốt.

ví dụ :
1/ nếu người thuộc đông tứ mệnh nên chọn đông tứ trạch có chấn, tốn, khảm, ly để ở sẽ sinh lành.
2/ nếu người thuộc tây tứ mệnh nên chọn tây tứ trạch có cấn, đoài, càn, khôn để ở sẽ sinh lành.

V/ Qủe mệnh dựa vào ai
Quẻ mệnh lấy quẻ mệnh của người chủ trong gia đình (là người trụ cột trong gia đình). Nếu phong thủy ngôi nhà hợp có lợi cho chủ nhà nhiều tài lộc cả nhà được nhờ và ngược lại.
Tóm lại, quẻ mệnh quẻ trạch tương phối phải xem cho chủ nhà.

Ví dụ : chủ nhà là nam
>>>> người sinh năm 1987 Đinh mão (nam), tra từ bảng quẻ mệnh, mệnh là Tốn Mộc
"mộc" thuộc quẻ mệnh đông tứ mệnh nên chọn nhà ở đông tứ trạch, nghĩa là "tốn" trạch tọa đông nam (ngôi nhà tọa đông nam là hợp) nghĩa là phần sau ngôi nhà là đông nam (xem phần I chỉ rõ tọa và hướng)

ví dụ : chủ nhà là nữ
>>> người sinh năm 1987 Đinh mão (nữ), tra bảng quẻ mệnh, quẻ mệnh là Khôn Thổ.
"thổ" thuộc quẻ mệnh tây tứ mệnh nên chọn nhà ở tây tứ trạch, nghĩa là "khôn" trạch tọa tây nam (ngôi nhà tọa tây nam là hợp) nghĩa là phần sau ngôi nhà là tây nam.

source http://nhagiare.com/thong-tin-nha-dat/newsid469/cach-chon-huong-nha-khi-mua-nha--mua-dat-.html

"Ngoại hình" nhà ở theo phong thủy




28-Tháng Ba-2009 12:59

"Ngoại hình" nhà ở theo phong thủy

Athens, thành phố của nữ thần kỳ diệu. Cuộc sống êm đềm hiện nay của nó như đang còn mãi chiêm nghiệm một quá khứ hào hùng của vùng đất kỳ bí, đầy sự tích, một vùng đất thánh thiêng liêng của người Hy Lạp.



Nhà ở được "nước" hướng vào là tốt, còn quay lưng lại là xấu. Ngoài ra, lý thuyết phong thủy cho rằng căn nhà có điểm tốt phải có hình thể phân minh rõ ràng theo tứ linh "Long, Phụng, Hổ, Quy". Biểu tượng "Long" là tốt nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu.

Nhà ở địa hình phía Đông - Tây dù không hoàn chỉnh (không có đủ các yếu tố thuận lợi) thì vẫn được coi là phù hợp. Trong khi đó, nếu ở phía Bắc - Nam, không hội đủ các yếu tố thuận lợi thì không nên kiến tạo nhà ở. Phía Bắc nghiêng Đông mà không hoàn chỉnh cũng không tốt, phía Nam - Bắc dài, phía Đông - Tây hẹp thì tốt nhưng phía Đông, phía Tây dài, phía Nam, Bắc hẹp thì sẽ không tốt.

Nhà ở bốn phía nước chảy, đường sá giao nhau thì không tốt. Nhà ở mà trước cửa không có ao hồ thì nên làm thêm ao hồ hình bán nguyệt. Thế nhưng, rất kỵ trường hợp có hai hay nhiều ao hồ. Cây to trước cửa nhà cũng không tốt, không chỉ trở ngại ánh sáng lọt vào mà còn cản trở âm khí thoát đi. Khi làm nhà cũng nên tránh cửa chính nhìn thẳng vào góc nhà khác, cũng nên tránh cửa chính nhìn đối diện lối vào. Nhà ở cạnh đình chùa, miếu, đền... đều không tốt vì “góc ao đao đình”. Đặc biệt tránh các góc cạnh của đình chùa, của những nhà lân cận, hay góc nhọn của ao vì "Sinh khí đi theo đường cong, sát khí đi theo đường thẳng".

Ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến ngôi nhà cũng như mỗi thành viên cư ngụ trong đó theo nguyên lý của thuật phong thủy. Nó có ảnh hưởng rất rõ đến môi trường khí hậu, những hiện tượng mưa gió, sấm sét... của thiên nhiên.


Qua đó, chúng ta có thể quân bình theo luật tự nhiên nhằm tránh những rủi ro giúp căn nhà của bạn hài hòa với thiên nhiên mà không mất đi tính hiện đại.
source
http://nhagiare.com/thong-tin-nha-dat/newsid2099/ngoai-hinh-nha-o-theo-phong-thuy.html

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Thắp sáng hay chọn cách chiếu sáng?


Ngày 05.11.2009 Giờ 14:23


* Tôi đang làm nhà và không thích nhà mình dùng nhiều đèn có ánh sáng vàng vì có cảm giác nóng nực. Nhưng kiến trúc sư thì lại phản đối đèn néon dài vì không đẹp. Xin hỏi về phong thuỷ có sự khác biệt gì giữa các loại đèn này không?

* Nghe nói các tiệm buôn bán thường hay thắp đèn liên tục ở một vị trí nào đó để thu hút tài lộc, có phải là giải pháp phong thuỷ không? Các điểm bố trí đèn trong nhà có phải xác định chính xác như vị trí đặt bếp hoặc nơi vệ sinh không?

* Có sách viết là người mạng hoả nên dùng đèn ánh sáng vàng, người mạng kim dùng đèn ánh sáng trắng, thế những mạng khác thì sao?

Góc khuất gầm thang dùng đèn pha để tăng tính dương cho vùng âm

Kiến trúc & Đời sống - Ánh sáng dù là tự nhiên hay nhân tạo – khi được dùng đúng lúc đúng nơi luôn mang lại sự biến đổi, nâng cao chất lượng môi trường sống. Một ngôi nhà sẽ không thể đạt được giá trị đích thực của chốn an cư nếu không có tổ chức chiếu sáng hài hoà. Riêng về chiếu sáng nhân tạo, phong thuỷ luôn nêu rõ tinh thần chọn cách tổ chức chiếu sáng cho hài hoà âm dương, ngũ hành chứ không phải là “chỉ định” cụ thể loại đèn hay vị trí tốt xấu.

Chiếu sáng bổ sung âm dương

Chiếu sáng theo nguyên tắc cân bằng âm dương sẽ giúp cho các không gian thuần âm hay thuần dương được hỗ trợ tốt hơn bằng năng lượng ánh sáng, các quan hệ về hình thế sẽ cải thiện tích cực hơn. Những không gian thiên về tính dương (phòng của nam giới, hoặc phòng làm việc) thì cần phải được chiếu sáng bổ sung tính âm. Thủ pháp sử dụng là các nguồn sáng dịu, vùng sáng tạo ra cong hoặc uốn lượn, ánh sáng khuếch tán để giảm độ chói trực tiếp. Tính chất phòng càng “cứng” và càng có nhiều người sinh hoạt, đi lại thì càng nên dùng ánh sáng “mềm” để cân bằng khí tốt hơn. Trong khi đó các phòng của bé gái, nữ giới cư ngụ, phòng bếp ăn… khi bố trí ánh sáng nên tránh “âm thịnh dương suy” quá, tức là cần bổ sung yếu tố ấm áp, dùng ánh sáng vàng và tươi.

Không gian giao tiếp, phòng khách hợp với lối chiếu sáng kết hợp theo mảng và theo điểm, ánh sáng vàng (hoả sinh thổ)

Cần lưu ý, tính chất chiếu sáng nhà ở không giống như công trình công cộng (đèn pha chói lọi, rực rỡ chớp tắt hoặc đèn nhiều màu tương phản… đều không phù hợp với trường khí nhà ở), những nguồn ánh sáng gián tiếp, ánh sáng được lọc và khuếch tán nhờ chụp, nhờ máng, nhờ mảng hắt sáng sẽ phù hợp hơn. Vì thế, các cửa hiệu luôn dùng ánh sáng mạnh để thu hút khách hàng. Còn trong nhà ở thì kiến trúc sư có khuynh hướng chọn ánh sáng theo quy luật đảm bảo yếu tố tĩnh nhiều hơn cho không gian thư giãn và động nhiều hơn cho không gian giải trí. Các vị trí bố trí đèn chỉ xác định được khi đã xác định hoạt động trong không gian cụ thể, vì thế nếu không biết đặt bàn ăn ở đâu thì làm sao bố trí được đèn bàn ăn?

Ở thái cực khác, lối chiếu sáng mờ ảo, dịu nhẹ, lung linh như kiểu thắp nến của không gian nhà hàng chỉ là những nơi ẩm thực, trong khi nhà ở vẫn cần tính dương trong các sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều ngôi nhà khi bước vào cảm thấy âm u lạnh lẽo, nhưng nếu được thay đổi cung cách chiếu sáng, mở rộng cửa sổ, đưa dương quang vào nơi góc khuất tăm tối thì trường khí ngôi nhà sẽ biến đổi ngay. Việc dùng ánh sáng thuần âm chỉ nên áp dụng vào phòng thờ, những góc thư giãn tĩnh lặng và một vài thời điểm trong sinh hoạt như khi đãi tiệc thân mật, hay nội thất phòng ngủ.

Chiếu sáng tương sinh ngũ hành

Bố trí ánh sáng phù hợp trên nguyên tắc tương sinh tương khắc của ngũ hành là dựa vào tính chất của không gian ta xét thiên về hành nào mà điều chỉnh, chứ không nhất thiết phải theo ngũ hành của gia chủ. Trong những căn phòng vuông vức (tính thổ) cũng như phòng khách và sinh hoạt chung, cần phân bố ánh sáng vừa tập trung vừa phân tán, phối hợp ánh sáng trắng (kim) và ánh sáng vàng (hoả), các góc nhà dùng đèn điểm ánh sáng vàng để tương sinh (hoả sinh thổ).

Phòng trẻ em dùng ánh sáng tươi và mạnh, hợp với màu sắc và vật dụng

Đối với phòng làm việc (mang tính kim) nên dùng loại ánh sáng có thể kiểm soát được (ban ngày là cửa sổ có rèm che kiểu lật hoặc xoay, ban đêm là đèn có chụp điều chỉnh) theo mảng rộng và phủ đều mặt phẳng làm việc (dạng thổ sinh kim) tránh dùng đèn tia rọi hoặc đèn chập chờn chớp tắt, đèn màu nóng và toả nhiệt (dạng hoả khắc kim).

Trong phòng trẻ em (mang tính mộc, như cây cối đang độ phát triển), nên dùng đèn có hình dáng vui mắt, uốn lượn theo dạng thuỷ để thuỷ dưỡng mộc. Những ánh sáng tương phản nhau như vàng – tím, xanh – đỏ (thuỷ – hoả ) giúp kích thích trí tưởng tượng và tạo sự hưng phấn tốt cho trẻ.

Đối với phòng ăn là nơi tiếp nạp năng lượng (tính thuỷ và mộc) có thể dùng đèn có tính tròn và vòm cong mang tính kim) kết hợp ánh sáng tự nhiên tốt hơn cho không gian ẩm thực. Cách chiếu sáng cần tập trung, rõ ràng nhưng không chói quá.

Không gian tâm linh (như phòng thờ, nơi thiền định) vốn thuộc về hoả, và các chiếu sáng điểm (như nến, đèn rọi, đèn bóng nhỏ) tạo ánh sáng đỏ và vàng, cam (hoả – thổ) sẽ rất phù hợp để tạo trường khí tôn nghiêm.

Không gian giao thông và khoảng trống trong nhà như cầu thang, hành lang, giếng trời… cần chú ý yếu tố rõ ràng và ổn định cả ban ngày lẫn ban đêm. Có thể kết hợp chiếu sáng theo mảng với chiếu sáng điểm nhấn tại các góc thay đổi hướng.

Bài: THS. KTS Hà Anh Tuấn
Ảnh: Khánh P
hương

source

http://www.sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=58895&fld=HTMG/2009/1102/58895