Công Ty TNHH TV XD và TM Bình Hoa

VP TP. HCM - HCMC Office :
327/9B/16 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh Tp.HCM HP0903967439 email : hdangbinh@gmail.com
Facebook:
http://www.facebook.com/binhhoasaigon
http://www.facebook.com/binhhoacompany

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Charlotte Perriand – nữ thiết kế phi thường




Ngày 22.09.2012, 08:52 (GMT+7)
Charlotte Perriand – nữ thiết kế phi thường
SGTT.VN - Một nhà thiết kế nội thất có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời kỳ mở đầu của trào lưu hiện đại, người có công giới thiệu vẻ đẹp của “kỷ nguyên máy móc” đến với nghệ thuật nội thất thông qua những sản phẩm nội thất làm từ thép, nhôm và thuỷ tinh, cộng tác đắc lực của huyền thoại Le Corbusier vào cuối những năm 1920 và 1930, không ai khác hơn đó chính là Charlotte Perriand.
Charlotte Perriand Sinh ra vào năm 1903, tuổi thơ của Perriand lưu giữ Paris hào nhoáng, nơi bà sống với cha mẹ là những người thợ may và đan xen là ký ức về vùng quê bạt ngàn núi non nơi Perriand thường về thăm ông bà ở Savoie. Vào năm 1920, bà theo học tại trường Ecole de l’Union Centrale des Arts Décoratifs trong 5 năm. Thất vọng với những bài học dựa trên nền tảng thủ công và phong cách Beaux-Arts được học tại trường, Perriand bắt đầu tìm cảm hứng trên nét đẹp máy móc của xe máy, xe hơi và những chiếc xe đạp mà bà thường thấy trên đường phố Paris.
Sau khi tốt nghiệp một năm, Perriand kết hôn và chuyển vào căn gác xép thuê của người chồng trên đường Place Saint-Sulpice ở Paris. Sau khi tiếp nhận căn hộ, bà đã biến căn phòng lớn nhất trở thành một quán bar được cấu trúc bởi kim loại và thuỷ tinh. Dũng cảm từ chối công việc tại những nhà máy sản xuất đồ nội thất thủ công tại Faubourg Saint-Antoine, bà tuyệt vọng tìm kiếm những công việc khác để chờ thời cơ bước chân vào ngành thiết kế đồ gỗ nội thất, Perriand còn định theo học ngành nông nghiệp trong thời điểm khó khăn cho đến khi một người bạn gợi ý với bà hai quyển sách được viết bởi Le Corbusier, đó là Hướng về một nền kiến trúc xuất bản năm 1923 và Nghệ thuật trang trí ngày nay xuất bản năm 1925. Perriand đã phấn khởi đến mức tìm cách có được một cuộc gặp với Le Corbusier nhằm cố gắng thuyết phục ông nhận mình vào làm việc.
Hình ảnh Charlott Perriand thoải mái và khiêu khích trên chiếc ghế B306 Chaise Loungue đã nói lên tinh thần của tác phẩm: tiện nghi, thư giãn tối đa. Chiếc ghế đã có 84 tuổi đời nhưng thiết kế của nó vẫn trẻ trung và phù hợp đáng ngạc nhiên với phong cách kiến trúc hiện đại. Được tôn vinh bằng nhiều danh hiệu khác nhau như “cỗ máy êm ái”, “đi-văng của thế kỷ 18”,… B306 Chaise Lounge xứng đáng là biểu tượng bất tử của ngành thiết kế nội thất.
Sống trong một gia đình có cha và mẹ đều là thợ may, Charlotte Perriand quyết tâm theo đuổi sự nghiệp thiết kế và kiến trúc khi hầu hết phụ nữ vào thời đó đều tuân theo một cuộc sống an ổn với các nghĩa vụ bên trong ngôi nhà của cha mẹ họ hay gia đình chồng tương lai.
Cộng tác với Le Corbusier và Piere Jeanneret, Perriand đã phát triển dòng ghế dựa làm từ những ống thép, những chiếc ghế ấy vẫn đang được bán cho đến hôm nay và đã được chào đón như một biểu tượng của kỷ nguyên máy móc. Chúng xứng đáng là tác phẩm để đời của bà. Perriand miệt mài trong studio của Le Corbusier qua một thập kỷ và sau đó hợp tác với nghệ sĩ Fernand Leger và nhà thiết kế đồ nội thất Jean Prouvé. Bà tiếp tục là nhân vật ảnh hưởng đến trào lưu thiết kế hiện đại cho đến khi lìa đời vào năm 1999, được vinh danh là một trong số ít phụ nữ đạt thành công rực rỡ trên lĩnh vực mà nam giới đang thống trị.
Ở độ tuổi 24, Charlotte Perriand đã dám sải bước vào studio của Le Corbusier tại số 35 Rue de Sèvres ở Paris vào năm 1927, để hỏi xin một công việc nhưng chỉ nhận được một câu trả lời ngắn ngủi: “Chúng tôi không cần thợ thêu gối”. Vài tháng sau, chính Le Corbusier phải hối hận vì hành động của mình. Sau khi được người em họ Pierre Jeanneret đưa đi tham quan bar Salon D’Automne do bà thiết kế với thép, thuỷ tinh và nhôm, Le Corbusier đã đích thân mời bà về làm việc tại studio của mình. Perriand đã đưa các nguyên lý của Le Corbusier vào thực tiễn bằng cách phát triển ba chiếc ghế với khung làm từ những ống thép mạ crom cho hai công trình của ông vào năm 1928, đó là Maison La Roche, một ngôi nhà được ông thiết kế ở Paris và một khuôn viên giải trí nằm bên ngoài biệt thự ngoại ô cho hai khách hàng người Mỹ là Henry và Barbara Church. Theo như yêu cầu của Le Corbusier, ba chiếc ghế phải phục vụ cho ba mục đích sử dụng khác nhau, một chiếc được thiết kế cho “những cuộc chuyện trò”, đó là B301 với tay vịn dạng dây quai, chiếc kia dành cho “thư giãn” với thiết kế hình vuông, mập mạp, bọc bằng da; chiếc còn lại dành cho giấc ngủ, đó là chiếc ghế dài có phần lưng dựa đầy mời gọi. Lấy cảm hứng từ những chiếc đi-văng kiểu thế kỷ 18 với những đường cong gợi cảm, chiếc ghế dành cho giấc ngủ chính là chiếc B306 Chaise Lounge kinh điển. Perriand đã quảng cáo ghế bằng hình ảnh bản thân bà trong tư thế nằm vắt chéo chân, diện chiếc váy khá ngắn đối với thời đại ấy, trên cổ đeo một sợi dây chuyền làm từ những viên bi bạc đạn trong công nghiệp.
Làm việc với Le Corbusier giúp Perriand thấm nhuần các phương thức rèn luyện khắc nghiệt để trở thành một nhà thiết kế thực thụ. “Nét bút chì dù nhỏ nhất cũng phải có điểm nhấn”, bà luôn ghi nhớ những điều đó. Bà tin rằng để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì các sản phẩm nội thất phải dựa vào hình thức sản xuất hàng loạt mới có thể đạt giá thành phù hợp. Bà đã cố gắng thuyết phục công ty Peugeot của Pháp đồng ý sử dụng ống thép trong ngành sản xuất xe đạp để sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, Peugeot đã từ chối và sau đó bà thuyết phục thành công hãng Thonet – nhà sản xuất ghế gỗ yêu thích của Le Corbusier. Hãng này đã sản xuất một loạt sản phẩm nội thất theo tiêu chí của bà cho Salon d’Automne vào năm 1929.
Charlotte Perriand và những sản phẩm nội thất bà thiết kế trong thời gian công tác tại Nhật trên brochure của một trong những buổi triển lãm được các thành phố lớn của Nhật tổ chức để tưởng nhớ công lao và thành tựu của bà.
Tại triển lãm những thiết bị và vật dụng cho nhà ở, Salon d’Automne được lắp đặt dưới dạng một căn hộ tiêu biểu tầm nhìn của sự sang trọng mang phong cách hiện đại. Nền nhà thuỷ tinh sáng loáng, khúc xạ ánh sáng từ dưới sàn nhà cho đến tận trần nhà cũng làm bằng thuỷ tinh. Mỗi chiếc ghế trong nhà đều làm từ kim loại bọc da hoặc vải bạt. Mặt bàn làm từ kính trong suốt và Perriand đã sắp đặt các luồng ánh sáng hợp lý, chế tạo vách ngăn di động để tối đa hoá chức năng của căn hộ, đồng thời tách biệt giữa không gian sống và không gian lưu trữ vật dụng. Bà không quên để ý đến từng chi tiết mềm mại tạo sức hấp dẫn khi tiếp xúc như những bộ lông thú trải trên giường và phòng tắm.
Những năm tiếp theo, cuộc hôn nhân của Perriand đổ vỡ nên bà chuyển về sống tại một căn gác nhỏ ở Montarnasse, nơi bà có thể trèo khỏi cửa sổ phòng tắm để tập thể thao trên sân thượng. Trở về thời kỳ độc thân cùng những người bạn và đồng nghiệp tại studio của Le Corbusier, bà đã du lịch đến nhiều quốc gia để trượt tuyết, bơi lội và đi bộ đường dài. Bà cũng đến Moscow và Athens để tham dự hội nghị Congrès Internationaux d’Architecture Moderne (CIAM) dành cho giới nghệ sĩ theo đuổi trường phái hiện đại. Trong suốt những năm 1930, bà đã đưa sản phẩm nội thất và sản phẩm gia dụng trở thành những yếu tố không thể thiếu cho sự thành công của những công trình kiến trúc gắn liền với Le Corbusier bao gồm cư xá đại học của sinh viên quốc tế tại Cité Universitaire và trụ sở chính của Cứu Thế Quân tại Paris cùng những căn hộ nằm trong các toà nhà hàng đầu trên đường Rue Nungesseret Coli.
Sự nghiệp của bà tiếp tục thăng hoa vào giữa thập niên 1930, khi bà bắt đầu thử nghiệm với vật liệu thô như gỗ và mây, lấy cảm hứng từ những sản phẩm nội thất bản địa mà bà thường thấy ở Savoie. Những vật liệu tưởng chừng lạ lẫm và khá thô sơ so với những vật liệu bà từng yêu thích trước đây như thuỷ tinh hay kim loại, nhưng Perriand đã tin rằng chúng có thể giúp bà tìm thấy mục tiêu sáng tác mới, đó là phát triển hàng loạt dòng sản phẩm nội thất đa năng nhưng vẫn phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng.
Vào năm 1937, Perriand rời studio của Le Corbusier để cộng tác với Fernand Leger tại một gian hàng đặt ở triển lãm Paris năm 1937 và sau đó bà làm việc cho một khu nghỉ dưỡng vào mùa đông tại Savoie. Khi thế chiến thứ hai nổ ra, bà đã quay lại Paris để cùng Pierre Jeanneret và Jean Prouvé thiết kế những toà nhà đúc bằng những khối nhôm kiên cố. Đến năm 1940, một người bạn từ Studio rue de Sèvres đã sắp xếp cho bà một chuyến du lịch đến Nhật Bản với chức danh cố vấn thiết kế công nghiệp cho bộ Công thương. Perriand lên thuyền từ Marseilles để cập bến Nhật Bản, bà đã đưa ra rất nhiều lời khuyên giúp chính phủ Nhật phát triển thiết kế chuẩn mực cho ngành công nghiệp Nhật Bản, để nước Nhật có thể phát triển sản phẩm xuất khẩu cho các nước phương Tây. Khi Nhật Bản tham gia thế chiến với tư cách đồng minh của Đức, bà mong muốn trở về Pháp nhưng thất bại bởi tình trạng bao vây của hải quân và phải lưu lạc đến Việt Nam từ năm 1942 – 1946. Trong những năm tháng tha hương tại Việt Nam, Perriand đã học được nghề mộc và nghề dệt. Bà cũng kết hôn với người chồng thứ hai là Jacques Martin và sinh ra cô con gái Pernette.
Trở về Pháp, Perriand phục hồi lại sự nghiệp của mình. Dự án đầu tiên đánh dấu ngày trở lại là một resort tại khu trượt tuyết, đến năm 1947, bà làm việc với Fernand Leger cho một công trình bệnh viện và sau đó với Le Corbusier tại công trình Nhà ở xã hội Unité d’Habitation, Marseilles. Kinh nghiệm có được ở Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục ảnh hưởng đến phương hướng sáng tác của bà, bà đã kết hợp rất nhiều thành phần chức năng trong nội thất Nhật Bản như cửa kéo để phân chia khu vực không gian, lồng ghép sự tinh tế mang phong cách Đông Dương bằng cách sử dụng vật liệu mang đậm hơi thở của tự nhiên như gỗ và tre. Những đề tài độc đáo đó tiếp tục xuất hiện trong rất nhiều dự án tầm cỡ xuyên suốt sự nghiệp về sau của bà như khu nghỉ dưỡng Méribel và toà nhà Liên hiệp quốc ở Geneva, văn phòng xây mới của hãng hàng không Air France tại London, Paris và Tokyo.
Bà hoạt động năng nổ trong suốt khoảng thời gian này cho đến những ngày cuối cùng trong cuộc đời. Danh tiếng của bà lan xa sau công trình bảo tàng Nghệ thuật trang trí mang phong cách retro ở Paris và một buổi triển lãm vào năm 1998 tại bảo tàng Nghệ thuật thiết kế. “Điều quan trọng nhất là bạn cần công nhận lý do khiến trào lưu hiện đại thành linh hồn của mọi nhu cầu, sự chuyển mình của thiết kế hiện đại dựa trên lợi ích đã được phân tích bằng khoa học chứ không phải chỉ là một phong cách đơn thuần”. Charlotte Perriand khẳng định điều đó trong bài phỏng vấn cuối cùng của bà và kết thúc bằng câu nói bất hủ: “Chúng tôi đã làm việc cùng lý tưởng”.
Tác phẩm tiêu biểu:
   B306 Chaise Longue, thiết kế năm 1928 cho Cassina. Được truyền cảm hứng bởi những đường cong thanh thoát của những chiếc đivăng kiểu Pháp vào thế kỷ 18. Chiếc ghế là một tổng thể chặt chẽ của những thanh thép nhưng lại có vẻ ngoài quá đỗi mềm mại khi được bao phủ bằng lông ngựa và da thuộc. Trong hồi ức của Le Corbusier, ông nói về chiếc ghế như sau: “Khi nhìn thấy nó, tôi hình dung ngay một chàng cao bồi đến từ miền Viễn Tây, môi ngậm tẩu thuốc, gác chân lên bệ lò sưởi và thốt lên: Nghỉ ngơi thôi!”.
Ngày nay B306 Chaise Lounge vẫn là sản phẩm mà ai cũng ước ao được sở hữu. Mang tên gọi mới LC4, chiếc ghế hiện phân phối bởi nhãn hàng nội thất danh tiếng Cassina.
B301 reclining chair Nếu B306 là chiếc ghế dành cho “nghỉ ngơi” thì B301 là chiếc ghế dành cho “chuyện trò” và Grand Confort dành cho “thư giãn” nằm trong bộ ba sản phẩm nổi tiếng được Charlotte Perriand thiết kế theo định hướng của Le Corbusier cho khách hàng vào năm 1928.
B301 reclining chair, chiếc ghế có kết cấu khoa học với lưng tựa thoải mái và tay vịn có hình dáng như những sợi dây curoa của xe đạp hoặc xe máy.
Grand Confort Armchair Và trong bộ ba tất nhiên không thể thiếu Grand Confort Armchair – chiếc ghế bệ vệ, vuông vắn và mềm mại đến mức người ta chỉ muốn lao vào trong vòng tay êm ái của nó ngay lập tức.
Ghế Swivel Thập niên 1920 được giới phân tích gọi là “thế kỷ của những chiếc ghế” bởi vì ngoài tác phẩm bất hủ như bộ ba (B306 Chaise Lounge, B301 và Grand Confort), Charlotte Perriand còn cùng Le Corbusier sáng tác chiếc ghế Swivel cũng trong giai đoạn này. Bên cạnh những chiếc ghế lẫy lừng kể trên, Swivel trông có vẻ khá khiêm tốn với thiết kế đơn giản dành cho không gian làm việc hoặc phòng ăn. Tuy nhiên, dưới sự chỉ dẫn của Le Corbusier và sức sáng tạo của Charlotte Perriand, ẩn sau vẻ ngoài tưởng chừng khô khan ấy lại là cả một phát minh trong cách thức phối hợp vật liệu. Kiểu dáng hoàn toàn thực tế của một chiếc ghế văn phòng đã được Charlotte Perriand biến đổi ngấm ngầm, từ chỗ ngồi êm ái được bọc bởi loại da thượng hạng cho đến lưng ghế được thêm thắt phần tựa lưng tiện nghi mà bà cho rằng được thiết kế theo hình dáng “của những chiếc lốp xe máy”.
Lấy ý tưởng từ chiếc B306 rất được ưa chuộng tại châu Âu, nhưng Charlotte Perriand đã phù phép mẫu thiết kế kinh điển này với chất liệu tre quen thuộc trong kiến trúc Nhật để khi ta đặt chiếc “Tokyo Outdoor” trong không gian đậm chất truyền thống của người Nhật, thế giới phải thừa nhận rằng đây là một chiếc ghế hoàn toàn khác với một cuộc đời đã thuộc về người dân của xứ sở mặt trời.
Tokyo Outdoor Sau khi đến Nhật Bản vào năm 1940, bà nhanh chóng nhận ra tiềm năng vô giá của cây tre đối với ngành công nghiệp nội thất. Trên phương diện chế tạo, tre là một loại chất liệu có thể sử dụng cho cả sản phẩm nội thất và ngoại thất. Trên phương diện sáng tạo, những sản phẩm làm từ tre luôn đem lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và phong thái tự nhiên không hề phai tàn cùng thời gian. Đó là lý do bà đã cải tiến kiểu dáng của B306 để cho ra đời chiếc ghế làm từ tre mang tên “Tokyo Outdoor”. Mặc dù đã có khi bị xem như một phiên bản sao chép của chiếc ghế huyền thoại B306, chiếc ghế dài bằng tre này đã chứng tỏ được sự khác biệt và nội lực mạnh mẽ của riêng mình.
Sau khi đến Nhật Bản vào năm 1940, bà nhanh chóng nhận ra tiềm năng vô giá của cây tre đối với ngành công nghiệp nội thất. Trên phương diện chế tạo, tre là một loại chất liệu có thể sử dụng cho cả sản phẩm nội thất và ngoại thất. Trên phương diện sáng tạo, những sản phẩm làm từ tre luôn đem lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và phong thái tự nhiên không hề phai tàn cùng thời gian. Đó là lý do bà đã cải tiến kiểu dáng của B306 để cho ra đời chiếc ghế làm từ tre mang tên “Tokyo Outdoor”. Mặc dù đã có khi bị xem như một phiên bản sao chép của chiếc ghế huyền thoại B306, chiếc ghế dài bằng tre này đã chứng tỏ được sự khác biệt và nội lực mạnh mẽ của riêng mình.
Nhật Bản chắc chắn không thể quên những cống hiến lớn lao của Charlotte Perriand đối với ngành thiết kế nội thất ở nước họ. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tố chất nghệ thuật và tư duy logic trong thiết kế công nghiệp, những sản phẩm nội thất dù được bà thiết kế để phục vụ cho chiến lược đổi thay của ngành công nghiệp sản xuất nhưng vẫn phù hợp hài hoà với văn hoá và lối sống hay nếp nhà của người dân.
Kệ sách và Refolo Quay trở lại Pháp sau nhiều năm lưu lạc, bà không mất quá nhiều thời gian để tái khẳng định danh tiếng của chính mình và kệ sách “Mexique Bookcase” mà bà cùng Jean Prouvé đã thiết kế cho khoa Mexico thuộc đại học Cite là một trong những tác phẩm đột phá cho sự trở lại đầy ngoạn mục vào năm 1953. 
Ghế Ombre Chair Thâm tình giao hảo giữa Perriand và nước Nhật vẫn còn tiếp nối và là động lực để bà cho ra đời chiếc ghế Ombre Chair vào năm 1954. Đây là tác phẩm thiết kế cho triển lãm Nghệ thuật tổng hợp tại Takashimaya, Nhật Bản. Phiên bản đầu tiên của chiếc ghế làm từ gỗ tự nhiên của Nhật và đã tạo nên sức hút lan toả khắp thế giới. Đó cũng chính là lý do bà đã sáng tạo thêm một phiên bản nữa cho nước Pháp vào năm 1956.
Dù nhìn ở góc độ nào thì chiếc ghế cũng toả ra sức hút đầy sáng tạo được kết tinh từ tâm huyết của một nghệ sĩ tài hoa.
Perriand chuyển hướng sang thiết kế những sản phẩm mang màu sắc và hơi hướng đồng quê vào những năm 1960.
Swivel có khung ghế tựa như một mô tả trừu tượng của một chiếc bánh xe với khung, căm kết nối trên trục của bốn chân ghế, tất nhiên, đặc biệt hơn cả vẫn là lưng ghế uốn cong hệt như chiếc lốp căng tròn.
Chiếc ghế là mơ ước của Charlotte Perriand về một “kỷ nguyên máy móc” không hề cứng nhắc như người ta đã từng lầm tưởng.
Sáng tạo dựa trên những điều đã quá quen thuộc, mỗi ngăn kệ chứa đựng tinh hoa của một tâm hồn phong phú trong thiết kế. Kệ sách được làm bằng khung gỗ tự nhiên với những điểm nhấn là các ô màu đen, màu trắng, màu đỏ au của gỗ và màu xanh da trời. Những màu sắc này khi kết hợp lại với nhau, tự chúng đã gợi trong tâm trí người xem một sự liên tưởng mật thiết đến nước Mexico mà không cần bất cứ ngôn từ nào diễn tả.
Vào năm 1953, Charlotte Perriand đã thiết kế một sản phẩm nội thất đa năng mang tên Refolo. Dựa trên ứng dụng mô-đun, bộ sofa này có thể thêm hoặc bớt những tấm nệm để được dùng như một chiếc bàn thấp, ghế dài hoặc đi-văng.
Một số thiết kế khác:
Tinh thần làm việc và sức sáng tạo không ngơi nghỉ của Charlotte Perriand luôn khiến các đồng nghiệp nam phải kính nể. Vào năm 1969, bà tiếp tục giới thiệu trước công chúng chiếc bàn mang phong cách đương đại Plana. Thoạt nhìn, chiếc bàn có vẻ ngoài đơn giản với những thành phần cơ bản được tiết giảm gần như tối đa nhưng khi nhìn kỹ, ta sẽ phát hiện những đường cắt sắc sảo ở mặt bàn và chân bàn, tạo cho tác phẩm vô số cảm nhận khác nhau khi được chiêm ngưỡng từ nhiều góc độ.
Bàn Plana và ghế Refolo.
Và cuối cùng, không thể không nhắc đến chiếc bàn Ventaglio – tác phẩm độc đáo được bà thiết kế cho căn nhà gỗ của bà tại Pháp.
Sự kết hợp giữa yếu tố nghệ thuật và ứng dụng công nghiệp không bao giờ vắng bóng trong các sản phẩm của Charlotte Perriand. Bà đã táo bạo thiết kế mặt bàn dựa trên ý tưởng về những mảnh ván sàn chắp vá mà ta thường thấy ở một góc khuất nào đó trong một ngôi nhà.
TỔNG HỢP: THANH THUỶ
   

Những chiếc ghế bar bà thiết kế cho khu trượt tuyết nghỉ dưỡng “Les Arcs” vào năm 1960 cũng là một trong những tác phẩm đáng ca ngợi. Khung ghế làm bằng Chrom sáng bóng với bề mặt bọc da màu rượu Cognac. Khi phong cách Vintage đang làm mưa làm gió ở cả lĩnh vực nội thất và thời trang như hiện nay, những chiếc ghế này đặc biệt được yêu thích trên toàn thế giới.
Tinh thần làm việc và sức sáng tạo không ngơi nghỉ của Charlotte Perriand luôn khiến các đồng nghiệp nam phải kính nể. Vào năm 1969, bà tiếp tục giới thiệu trước công chúng chiếc bàn mang phong cách đương đại Plana. Thoạt nhìn, chiếc bàn có vẻ ngoài đơn giản với những thành phần cơ bản được tiết giảm gần như tối đa nhưng khi nhìn kỹ, ta sẽ phát hiện những đường cắt sắc sảo ở mặt bàn và chân bàn, tạo cho tác phẩm vô số cảm nhận khác nhau khi được chiêm ngưỡng từ nhiều góc độ.
Bàn Plana và ghế Refolo.
Và cuối cùng, không thể không nhắc đến chiếc bàn Ventaglio – tác phẩm độc đáo được bà thiết kế cho căn nhà gỗ của bà tại Pháp. Sự kết hợp giữa yếu tố nghệ thuật và ứng dụng công nghiệp không bao giờ vắng bóng trong các sản phẩm của Charlotte Perriand. Bà đã táo bạo thiết kế mặt bàn dựa trên ý tưởng về những mảnh ván sàn chắp vá mà ta thường thấy ở một góc khuất nào đó trong một ngôi nhà.

SOURCE
http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/168108/Charlotte-Perriand-%E2%80%93-nu-thiet-ke-phi-thuong.html

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Thiết kế của LAVA cho trụ sở chính của quỹ Khí hậu xanh ở Bonn, CHLB Đức




Ngày 06.07.2012, 15:12 (GMT+7)
Thiết kế của LAVA cho trụ sở chính của quỹ Khí hậu xanh ở Bonn, CHLB Đức
SGTT.VN - Nếu trong hội nghị các bên của Công ước Khí hậu (UNFCCC) diễn ra ở Qatar vào cuối năm nay quyết định CHLB Đức trở thành nơi đóng trụ sở chính của quỹ Khí hậu xanh ở Bonn – thủ đô cũ của Đức có quyền chờ đợi một điểm sáng mới trong kiến trúc.
Dự kiến đây sẽ là một công trình xây mới được thiết kế bởi văn phòng kiến trúc LAVA ở Stuttgart, CHLB Đức. Công trình này sẽ đáp ứng những tiêu chuẩn năng lượng và sinh thái xây dựng mới nhất cũng như những đòi hỏi khắt khe nhất về tính bền vững, sinh thái và hiệu quả năng lượng.
Toà nhà mới của quỹ Khí hậu xanh dự kiến được xây dựng trên mảnh đất rộng 13.000m2 với những điều kiện làm việc lý tưởng dành cho 300 nhân viên. Bên cạnh các văn phòng làm việc, toà nhà còn có các không gian hội nghị, càphê và một bãi đậu xe ngầm.
Với vị trí đẹp tại Bonn, nằm gần với dòng sông Rhein bình dị, xung quanh là trụ sở của các bộ có thể đi bộ tới chính là nguồn cảm hứng được truyền vào trong thiết kế này.
 
THEO: DETAIL.DE
source

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Đồ vật sử dụng kiến tạo không gian

Ngày 24.04.2012, 10:04 (GMT+7)
Nhà ống
Đồ vật sử dụng kiến tạo không gian
SGTT.VN - Những bài viết Nhà ống, mối liên hệ không gian theo mặt cắt (theo mặt bằng chuỗi, theo mặt bằng một vế, theo mặt bằng tự do) in trong Kiến trúc & Đời sống số 63, 64, 65, 67 nói đến các nguyên lý thiết kế kiến trúc tập trung vào cách tổ chức các không gian bên trong công trình. Bài viết lần này như để kết thúc một chương về không gian nội thất sẽ đưa chúng ta tìm đến một nguyên lý khác, cái tổng hợp nhiều tư tưởng của nhiều ngành nghề. Đó là đồ vật sử dụng kiến tạo không gian.
Hình 1 Giường ngủ trong một gia đình Trung Quốc. Các gian phòng thường có mái nhà cao, không gian không có tính chất, vả lại còn có nhiều chức năng khác bên trong nên giường ngủ như một ngôi nhà con mang đến một sự thầm kín hơn.
Những năm trở lại đây, nhiều gia đình cũng như các tổ hợp văn phòng ở nước ta quan tâm rất nhiều đến vấn đề nội thất cho nơi sinh hoạt của mình. Bộ môn thiết kế về nội thất cũng đã bắt đầu xuất hiện ở một số trường đại học. Khi nói đến thiết kế nội thất, người ta cứ nghĩ đến một số công việc ví dụ như chọn màu sơn, rèm cửa hay “xếp đặt” đồ đạc như thế nào cho hợp lý ở bên trong một không gian đã được thành lập từ trước. Lúc đó hình thức và cấu tạo đồ đạc sử dụng không nằm trong tư tưởng ban đầu khi thiết kế công trình. Thực tế thì những công việc kể trên đã trở thành một nghề riêng biệt, đó là trang trí nội thất (decoration interior).
Vậy khi cải tạo sửa chữa hay chuyển đổi hẳn công năng của một công trình kiến trúc đã tồn tại, khi mà chính bản thân các không gian bị điều chỉnh (phá bỏ hay xây mới các bức tường, chuyển vị trí cầu thang...) thì công việc này không phải là trang trí nhưng cũng không phải là xây mới. Vậy gọi nó là gì, đó là kiến trúc nội thất (architecture interior).
Ở châu Âu, ngành kiến trúc nội thất được công nhận một cách chính thức vào những năm 70 của thế kỷ trước. Ngành học này thường được giảng dạy trong các trường mỹ thuật công nghiệp, học sinh khi ra trường được cấp bằng “kiến trúc sư nội thất”. Chỉ riêng nước Ý bao trọn cả ngành này trong trường kiến trúc và bằng tốt nghiệp vẫn chứng nhận chức danh kiến trúc sư nhưng chuyên ngành kiến trúc nội thất.
Hình 2 Bàn làm việc sáng chế từ các đời vua Louis XV, XVI của Pháp (thế kỷ 18). Khi mở nó tạo ra không gian riêng của mình.
Thiết kế kiến trúc nội thất bao gồm nhiều nguyên lý, một trong những nguyên lý cơ bản là thiết kế đồ đạc sử dụng phù hợp với không gian định trước. Chủ đầu tư có thể thuê một kiến trúc sư thiết kế toàn bộ đồ nội thất phù hợp với không gian cũng như tính cách của mình. Công việc này người kiến trúc sư nội thất cũng hoàn toàn có thể kết hợp trực tiếp với kiến trúc sư khi bắt đầu thiết kế ngôi nhà. Nói tóm lại là cứ khi nào kiến tạo “không gian” là phải nói tới kiến trúc. Lúc đó người thiết kế là những kiến trúc sư chứ không phải là người trang trí nội thất.
Nhưng từ đây cũng nảy sinh ra nhiều cuộc tranh luận mà không dẫn tới một kết quả thoả đáng nào ở các trường đào tạo kiến trúc sư ở châu Âu. Đó là việc phân biệt giới hạn giữa kiến trúc và kiến trúc nội thất, hay hiểu một cách khác, đâu là công việc của người kiến trúc sư và đâu là công việc của kiến trúc sư nội thất. Nhiều kiến trúc sư không đồng ý cho sự nảy sinh phạm trù “kiến trúc nội thất” (architecture interior). Một công trình kiến trúc là phải được thiết kế tính toán liên tục từ ngoài vào trong, tất cả phải có mối liên hệ trực tiếp gắn bó với nhau, cái đó phải được tính toán ngay từ ban đầu trên một tư tưởng tổng thể. Một số kiến trúc sư hiện đại thế kỷ trước đã thể hiện rất tốt ý tưởng này như Frank Lloyd Wright, Le Corbusier, Charles & Ray Eames, Arne Jacobsen. Có thể lấy ví dụ “Ngôi nhà kính” (Maison de verre) được thiết kế bởi kiến trúc sư Pierre Chareau tại Paris, nơi không chỉ riêng những chi tiết kết cấu công trình mà ngay cả những con vít nhỏ nhất cấu tạo nên những đồ vật sử dụng cũng được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Kiến trúc sư nổi tiếng của Pháp Jean Nouvel trước kia đã thành lập hẳn một đội ngũ thiết kế nội thất trong văn phòng làm việc của mình cũng chỉ có ý đồ muốn kiểm soát một công trình từ A tới Z.
Nhưng trên thực tế cho thấy, để bao trọn toàn bộ những công việc như vậy không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người kiến trúc sư phải có được tính kiên trì trên cả tinh thần lẫn thể chất, bởi vì thời gian từ thiết kế đến hoàn thiện một công trình kiến trúc quá dài, chưa kể họ thường xuyên phải quản lý nhiều công trình cùng một lúc. Hơn nữa, để làm được tất cả những công việc như vậy, người kiến trúc sư phải có được sự nhạy cảm rất lớn về các tỷ lệ và mối liên quan giữa chúng. Từ không gian đô thị đến sự to nhỏ của những cái bàn cái ghế. Một thực tế khác hoàn toàn mang tính thực dụng từ trước tới nay là các chủ đầu tư chỉ yêu cầu kiến trúc sư thiết kế công trình, sau đó họ tự mua sắm đồ đạc nội thất bán sẵn với giá thành thấp hơn rất nhiều khi chúng được thiết kế đơn lẻ. Và chỉ đến khi nào có điều kiện họ mới nhờ tới kiến trúc sư nội thất thiết kế lại bên trong ngôi nhà của mình.
Hình 3 Căn hộ ở thành phố Paris, 2009. Khối đồ vật đa năng trong căn phòng 16m2, giường ngủ được đặt phía trên bàn học (ảnh Stéphane Chalmeau)
Cuối cùng, để đưa đến một kết luận mà người viết bài muốn hướng tới là trong lĩnh vực thiết kế không nên giới hạn ai làm ngành gì mà phải gò bó theo chức danh họ có. Đúng theo bản chất thì tư tưởng sáng tạo không bao giờ có giới hạn. Cái quan trọng nhất là khi đứng tại vị trí nào, cho một công việc cụ thể nào thì người thiết kế phải cố gắng làm tròn bổn phận của mình một cách trọn vẹn nhất, thể hiện được đúng ý nghĩa của công việc đó.
Sau đây để giải thích cho kết luận trên, tác giả bài viết (đã học và tham gia giảng dạy trong cả hai ngành kiến trúc và kiến trúc nội thất) muốn dùng nguyên lý thiết kế “đồ vật sử dụng kiến tạo không gian” làm chủ đề để phân tích từng tư tưởng. Đây cũng là ý đồ của tác giả muốn giới thiệu tới bạn đọc nguyên lý rất đa năng này. Bài viết sẽ cô đọng trên những ý tưởng chính để phù hợp trong khuôn khổ của một tờ báo. Cũng nhân cơ hội, một số nhà ống được thiết kế trên nguyên lý này sẽ được giới thiệu.
Trước tiên, để nói tới đồ vật sử dụng kiến tạo không gian, chúng ta quay lại với truyền thống. Ở Trung Quốc và nước ta có nhiều đồ vật giống nhau được làm nên bởi những người thợ thủ công. Trong đó cái giường ngủ (hình 1) mang tính chất không gian đậm nét nhất. Trước tiên bởi tỷ lệ của nó khá lớn vì được cấu tạo như một căn phòng riêng biệt. Cũng không có gì là khó hiểu khi nảy sinh một đồ vật như vậy. Như chúng ta đã biết về cấu trúc ngôi nhà truyền thống được tổ hợp bởi ba gian hay năm gian nằm kề nhau. Vì tất cả các gian phòng đều có tính chất không gian như nhau và nhiều khi trong phòng ngủ còn bao gồm cả những chức năng khác, nên để tạo ra một sự thầm kín có tính chất riêng biệt thì giường ngủ được cấu tạo như một ngôi nhà nhỏ chèn vào bên trong ngôi nhà lớn. Cách cấu tạo này của giường cũng để kết hợp luôn như một cái giá để mắc màn tránh muỗi, một đồ dùng không thể thiếu được ở những nước có độ ẩm cao.
Hình 4  Ngôi nhà UE tại tỉnh Shiga được cải tạo lại năm 2007. Bản sàn nhà cũng là ghế sofa. Việc bố trí lại chiều cao các bản sàn đã làm cho các điểm nhìn từ trong nhà ra ngoài đường hoàn toàn thay đổi (ảnh Masato Kawano)
Ở châu Âu thì cái bàn làm việc có tính cách không gian linh hoạt đáng chú ý hơn cả. Được sáng chế để thay thế những bàn bằng đá từ thời trung cổ cho các thầy tu chép lại Kinh thánh, ngày nay nó trở thành đồ vật không thể thiếu được ở khắp mọi nơi. Kiểu bàn sáng chế từ các đời vua Louis XV, XVI của Pháp (thế kỷ 18) đã mang tính kỹ thuật rất cao và có nhiều nét tinh tế (hình 2). Nó như một cỗ máy có thể mở ra và đóng lại tùy nhu cầu sử dụng. Khi đóng lại, nó như một đồ vật nằm đơn lẻ trong không gian, nhưng khi mở ra nó tạo ra một không gian riêng của mình.
Ngày nay với sự phát triển của kiến trúc, các đồ vật sử dụng cũng thay đổi theo để phù hợp với những không gian mới, cuộc sống mới. Những đồ vật đa chức năng được tạo ra để đáp ứng cho những không gian hạn hẹp. Tác phẩm “Eva’s bed” (hình 3) của văn phòng kiến trúc h2o architectes được thiết kế như một cái giường hiện đại đa chức năng. Nó được tổ hợp bởi nhiều đồ vật như bàn học, giá sách và giường ngủ. Thiết kế cho một đôi vợ chồng trẻ khi họ có thêm một đứa con nữa, chiếc giường đa năng này được coi như một khối đồ vật để ngăn phòng ngủ cũ làm hai phần. Hình khối này được tính toán có nhiều khoảng hở để tạo ra các điểm nhìn xuyên suốt. Từ đó bớt đi cảm giác là vật chướng ngại trong không gian. Cuối cùng thì ba không gian mới được thành lập, trong đó đồ vật sử dụng vừa là phần tử ngăn cách vừa tạo ra không gian riêng của mình.
Đồ vật sử dụng cũng có thể được kết hợp cùng với một phần tử kiến trúc. Công trình UE house (hình 4) của văn phòng kiến trúc Geneto là công trình cải tạo sửa chữa một ngôi nhà ở tỉnh Shiga, Nhật Bản. Các kiến trúc sư giữ lại toàn bộ mặt tiền nhưng không gian bên trong được tổ chức lại toàn bộ. Ý tưởng chính của đồ án là tạo ra sự liên hệ mới giữa trong nhà và khu vực. (Công trình là một ví dụ rất điển hình khi nói tới kiến trúc nội thất không chỉ tập trung ở bên trong mà hoàn toàn có mối tương quan với bên ngoài). Để tạo ra mối liên hệ mới này thì độ cao các bản sàn nhà được tính toán lại, từ đó các điểm nhìn từ trong nhà ra ngoài đường được thay đổi. Các bản sàn trở thành phần tử kiến trúc quan trọng của đồ án. Chúng được đặt so le để tạo ra độ xuyên suốt trong không gian, nhưng điều bất ngờ hơn chúng cũng là những đồ vật sử dụng. Ví dụ như bản sàn phòng khách ở tầng hai là một ghế sofa lớn.
Hình 5,6 Căn hộ “front and back” tại Paris, 2008. Những “bức tường sách” kiến tạo không gian (ảnh Julien Attard)
Khác với ngôi nhà UE house, nơi có đồ vật kết hợp với bản sàn, căn hộ “front and back” (hình 5,6) được cấu trúc bởi những đồ vật đóng vai trò như những bức tường ngăn. Ta gặp lại văn phòng kiến trúc h2o architectes khi họ được mời thiết kế cải tạo lại toàn bộ căn hộ 60m2 tại thành phố Paris. Căn hộ cũ chia ra làm nhiều không gian nhỏ không phù hợp với cuộc sống của chủ nhân mới. Anh là một thanh niên trẻ làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, đồng thời cũng là một nhà sưu tầm truyện tranh. Không cần phải suy nghĩ nhiều, các kiến trúc sư lấy giá sách là đồ vật trọng tâm của đồ án. Chúng trở thành những bức tường ngăn để phân chia không gian. Chúng có hình dáng cũng như chiều dầy khác nhau. Chúng được sử dụng theo cả hai mặt để phù hợp với không gian ở từng phía. Chúng vừa là các ô sách nhưng cũng vừa là tủ tivi, bàn bar, tủ quần áo. Đáy các ô được tạo màu khác nhau để phân biệt các chức năng khác nhau của chúng. Toàn bộ không gian của căn hộ được mở thông, được co hẹp hay nở rộng tùy theo từng chức năng và cách đặt các “bức tường sách”.
Để có được tính linh hoạt trong không gian thì sự chuyển động của các đồ vật hay các phần tử kiến trúc sẽ tạo nên những tình huống bất ngờ. Nhờ sự di chuyển này mà nhiều công năng sử dụng khác nhau được luân phiên thay đổi trong cùng một không gian, mỗi lần thay đổi thì tính chất của không gian cũng thay đổi theo. Khi đó người sử dụng sẽ tự tạo cho mình chức năng thích ứng với từng hoàn cảnh. Ta có thể thấy ở đây sự sáng tạo của văn phòng kiến trúc Yuko Shibata khi họ thiết kế bức tường đa năng trong một căn phòng ngủ (hình 7,8). Bản thân bức tường cũng là một giá để sách và nó có thể mở ra hay đóng lại. Khi mở ra, nó chia phòng ngủ làm hai phần và tạo ra không gian đọc sách. Tính chất của không gian thay đổi cùng với sự chuyển động của bức tường. Ngoài ra một ô cửa sổ được thiết kế cùng với giá sách để có được mối liên hệ với không gian bên cạnh.
Hình 7,8 Phòng ngủ trong một căn hộ tại thành phố Tokyo, 2010. Khi bức tường mở ra, nó chia phòng ngủ làm hai phần và tạo ra không gian đọc sách. Tính chất của không gian thay đổi cùng với sự chuyển động của bức tường (ảnh Ryohei Hamda)
Các công trình nêu trên đã chỉ rõ những đặc thù của kiến trúc nội thất dựa theo nguyên lý đồ vật kiến tạo không gian. Những đồ vật đó chỉ tập trung bên trong mà không ảnh hưởng đến mặt tiền cũng như hình dáng của công trình. Nhưng nhiều khi thiết kế một công trình mới, những đồ vật sử dụng cũng có thể hoàn toàn được tính toán ngay từ ban đầu khi kết hợp với những phần tử kiến trúc bên ngoài. Công trình cơi nới của trường học Pine Community ở khu Arana Hills nước Úc, do văn phòng Riddel Architecture thiết kế, là một ví dụ điển hình (hình 9,10). Phòng đọc sách, văn phòng làm việc và kho được xây mới để tổ hợp thêm vào ngôi trường cũ quá nhỏ bé. Phòng đọc sách luôn là nơi cần ánh sáng nhiều nhất nên cửa sổ tại đây trở thành phần tử kiến trúc quan trọng của đồ án. Nó không chỉ là phần tử quyết định hình thức mặt tiền bên ngoài, nhưng bên trong nó trở thành một đồ vật đa chức năng như ghế băng và giá sách. Nó là phần tử nối liền không gian trong và ngoài.
Hình 9,10 Công trình cơi nới của trường học Pine Community ở khu Arana Hills nước Úc, 2009. Cửa sổ không chỉ là phần tử quyết định hình thức mặt tiền bên ngoài nhưng bên trong nó trở thành một đồ vật đa chức năng như ghế băng và giá sách (ảnh Christopher Frederick Jones).
Sự tổ hợp với những phần tử kiến trúc còn tiến đến một tỷ lệ lớn hơn khi chính bản thân kết cấu của công trình cũng trở thành những đồ vật sử dụng. Thư viện và nhà văn hoá Vennesla tại nước Na Uy (hình 11) được thiết kế bởi văn phòng kiến trúc Helen&Hard đã đạt tới sự cực điểm của tính thuần lý. Toàn bộ tư tưởng chủ đạo của công trình được “gói trọn” trong một phần tử duy nhất. Công trình được chịu lực bởi một hệ khung gỗ, mỗi khung gỗ này vừa là cột vừa là dầm, nó cũng là giá sách, bàn, ghế ngồi, đèn chiếu sáng và ngay cả hộp kỹ thuật. Hệ khung này không chỉ cấu trúc toàn bộ không gian bên trong mà hình dáng của chúng là hệ quả tạo nên hình khối của công trình ở bên ngoài.
Không chỉ dừng lại ở tỷ lệ của một công trình kiến trúc đơn lẻ, đồ vật sử dụng còn vươn ra phía ngoài đô thị chiếm tỷ lệ của cả một khu vực. Lúc này ta không nói tới kiến trúc hay kiến trúc nội thất nữa mà qui hoạch đô thị hay kiến trúc cảnh quan. Không gian công cộng Victor Civita Plaza tại thành phố Sao Paulo, Brazil (hình 12) cho chúng ta thấy được tỷ lệ lớn của một đồ vật khi nó được đặt trong đô thị. Được chỉ đạo trên ý tưởng của những nhà lãnh đạo thành phố và nhà xuất bản sách Editora Abril, không gian công cộng này được xây dựng trong khu vực bị ô nhiễm, nơi trước kia là chỗ thiêu huỷ rác thải của thành phố. Ý tưởng rất hay ở đây là những người lãnh đạo muốn tuyên truyền sự quan trọng của vấn đề sinh thái đến toàn dân khi tạo ra một công trình kiến trúc đặc biệt để đón tiếp những người đến tham quan học hỏi về chủ đề này. Toàn bộ không gian như một bảo tàng ngoài trời với những tấm biển chỉ dẫn nói về sinh thái. Hơn nữa, người dân còn được chứng kiến tận mắt những quá trình loại bỏ các chất độc bên trong nền đất tại khu vực. Văn phòng kiến trúc Levisky Arquitetos Associados thiết kế toàn bộ công trình như một đồ vật nằm nổi tách biệt với mặt đất bị ô nhiễm. Với vật liệu là những tấm gỗ tái sử dụng kết hợp với hệ khung thép, nó như một đồ vật ba chiều với sự tổ hợp liền nhau của bản sàn, tường và mái che. Ngoài ra tuỳ từng địa điểm nó biến thành ghế băng cho khách tham quan ngừng nghỉ. Nó trở thành một đồ vật đa năng.
Những ví dụ kể trên đã đưa chúng ta một cái nhìn khái quát về việc thể hiện đồ vật sử dụng trong một số không gian điển hình. Sau đây là ba công trình nhà ống mà cách thiết kế đồ vật gắn liền với thiết kế không gian cũng rất đặc trưng cho tư tưởng thiết kế này.
Hình 11 Thư viện và nhà văn hoá Vennesla tại nước Na Uy, 2011. Toàn bộ tư tưởng chủ đạo của công trình được “gói trọn” trong một phần tử duy nhất (ảnh Emile Ashley).
Hình 12 Không gian công cộng Victor Civita Plaza tại thành phố Sao Paulo, Brazil. Không chỉ dừng lại ở tỷ lệ của một công trình kiến trúc đơn lẻ, đồ vật sử dụng còn vươn ra phía ngoài đô thị chiếm tỷ lệ của cả một khu vực. Lúc này ta không nói tới kiến trúc hay kiến trúc nội thất nữa mà quy hoạch đô thị hay kiến trúc cảnh quan (ảnh Davis Brody Bond).
Ngôi nhà “Haines”, 2010, Sydney, Australia
Văn phòng kiến trúc Christopher Polly Architect, Ảnh Brett Boardman
Nguyên lý thiết kế “đồ vật sử dụng kiến tạo không gian” có thể ứng dụng cho tất cả các cấu hình khác nhau của không gian mà một phần đã được giới thiệu ở phía trên. Với không gian nhà ống thì nguyên lý này vẫn dựa trên những nguyên tắc về phần tử kiến trúc và tổ hợp khối.
Hàng hiên là không gian trung chuyển giữa trong và ngoài. Bức tường như một đồ vật đa chức năng chứa tủ tường, tủ bếp, toilet. Ngoài ra nó còn là nơi để giấu những tấm cửa trượt đóng mặt tiền. Nó không chỉ nối liền các không gian bên trong nhà mà còn vươn ra cả phía ngoài nối liền trong và ngoài.
Ngày nay, để đáp ứng một lối sống hiện đại thì các không gian mở luôn được tìm kiếm. Sự xoá bỏ các tường ngăn hay tạo ra các “mối liên hệ” giữa các không gian sẽ gây ra cảm giác ngôi nhà rộng hơn ngay cả khi diện tích của nó rất hạn chế. Không gian nhà ống thường dài và hẹp, nên để có được không gian mở thì chỉ có khai thác nó theo chiều dọc hay chiều cao của ngôi nhà.
Ngôi nhà “Haines” nằm trong khu vực Newtown ở thành phố Sydney, một khu vực có các ngôi nhà ống liền kề một hoặc hai tầng. Chủ nhà muốn cơi nới mở rộng ngôi nhà cũ ra phía sau nhà, đồng thời nhân cơ hội thiết kế lại khu vườn nơi đây. Phần cơi nới phía sau này vẫn được nối theo mặt bằng hình ống của ngôi nhà cũ. Nó bao gồm một buồng tắm và các không gian sinh hoạt chung như phòng khách, bếp, phòng ăn, phòng vui chơi. Phần lớn các không gian này được nối thông nhau và mở rộng hướng ra phía vườn để lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất.
Các không gian được định hình và nối liền với nhau bởi bức tường bên. Đây là phần tử chủ chốt của công trình. Ngoài việc là bức tường giới hạn ngôi nhà với bên ngoài và nối liền các không gian ở bên trong, nó còn có một chức năng thứ hai là chứa đựng những đồ vật sử dụng như tủ quần áo, tủ bếp và ngay cả phòng toilet ở phía ngoài hiên. Nó trở thành một đồ vật đa chức năng. Tại vị trí của chức năng nào thì nó xác định tính chất của không gian đó. Cũng như một số ví dụ kể trên, đây là một dạng đồ vật mà người thiết kế phải tính toán ngay từ những ý tưởng ban đầu khi thiết kế công trình.
Bức tường bên cũng là phần tử làm nhấn mạnh hệ giao thông dọc nhà.
Để thực hiện ý tưởng, trong trường hợp này ta cũng thấy được sự nhạy cảm của người thiết kế khi tạo dáng một đồ vật trong không gian. Bức tường đa chức năng này được cắt vát ở giữa tại tủ bếp để thích ứng với hai độ dầy khác nhau của tủ quần áo và toilet ở hai đầu. Chính độ vát này tạo ra độ thắt nở trong không gian, từ đó điểm nhìn phối cảnh trở nên rất linh hoạt.
Sự kết hợp giữa bức tường đa chức năng này với phần tử kiến trúc khác cũng được nghiên cứu chi tiết. Ở đây nó kết hợp với mái nhà thông qua hệ cửa kính lật. Chính hệ cửa kính này không chỉ như một “mối hàn” nối liền hai phần tử mà còn để khí nóng thoát ra khỏi nhà, tạo ra sự lưu thông của gió.
Ngoài ra ngôi nhà còn có nhiều sự tìm tòi khác rất sâu sắc như mái được tạo vát nghiêng khi tiếp nối theo độ dốc của mái nhà hàng xóm để ăn nhập với cấu trúc không gian khu vực. Phòng khách là không gian nối liền khu nhà cũ và phần cơi nới, trở thành điểm nút của hai trục giao thông gặp nhau. Tường của phòng tắm không xây cao đến trần nhà để không gian được liên tục xuyên suốt. Và hàng hiên đầu hồi là không gian trung chuyển giữa trong nhà và ngoài vườn.
Đây là một ví dụ điển hình cho sự thiết kế rất tổng hợp của một công trình kiến trúc. Công trình tuy nhỏ nhưng tất cả các tư tưởng đều được nghĩ tới. Từ không gian đô thị dẫn đến hình thái của công trình rồi sau đó tác động đến các đồ nội thất trong nhà. Rồi từ vấn đề về cải tạo đến xây mới. Tất cả đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Để ăn nhập với cấu trúc không gian khu vực, mái nhà được tạo vát nghiêng khi tiếp nối theo độ dốc của mái nhà hàng xóm. Độ vát nghiêng này kết hợp với độ vát của tủ bếp trong bức tường đa năng tạo nên không gian riêng của ngôi nhà.
Các không gian trong nhà thông liền nhau và mở rộng ra phía vườn để có được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất.
Tường phòng tắm xây không cao tới trần nhà đã tạo ra sự xuyên suốt trong không gian. Hệ cửa kính lật không chỉ như một “mối hàn” nối liền tường và mái, mà nó còn để cho khí nóng thoát ra khỏi nhà tạo ra sự lưu thông của gió.
Bức tường đa chức năng chứa cả toilet bên trong.
Không gian phòng khách. Độ vát của bức tường tạo ra độ thắt nở trong không gian, từ đó điểm nhìn phối cảnh trở nên rất linh hoạt khi di chuyển trong không gian

Mặt bằng ngôi nhà cũ và phần cơi nới với chiều rộng khoảng 4,5m. Từ trái qua phải: hai phòng ngủ, phòng làm việc, phòng khách, phòng tắm, phòng ăn, phòng vui chơi. Phòng khách là không gian nối liền khu nhà cũ và phần cơi nới, tại đây nó trở thành điểm nút của hai trục giao thông gặp nhau.
Căn hộ “40m2”, 2011, Tel-Aviv, Israel
Văn phòng kiến trúc SFARO architects, Ảnh Boaz Lavi & Zonathan Blum
Khác với ngôi nhà “Haines” khi những đồ vật sử dụng tổ hợp thành một phần tử kiến trúc (tường bên), trong căn hộ 40m2 này chúng cấu thành nên một hình khối.
Những năm trở lại đây, giá bất động sản tại thành phố Tel-Aviv trở nên rất cao cũng như nhiều thành phố khác trên thế giới. Nhiều người chọn phương án sửa lại đẹp đẽ căn hộ của mình hơn là bán đi để mua căn khác rộng hơn. Căn hộ chỉ có vẻn vẹn 40m2 này là một ví dụ điển hình. Nó được cấu trúc lại toàn bộ không gian để thích ứng với cuộc sống hiện đại hơn, thoáng đãng hơn.
Với cách bố cục không gian đã khá phổ biến “cái hộp bên trong cái hộp”, căn hộ như một không gian lớn chứa một khối duy nhất ở bên trong. Với cách bố trí này thì sự di chuyển trong không gian có thể liên tục quay vòng 360°. Nhờ vậy mà tất cả các không gian luôn được nối liền nhau không có giới hạn, gây cảm giác rộng lớn hơn.
Không gian căn hộ có dạng hình ống nên hình khối của “cái hộp nhỏ” cũng được lấy theo cấu hình tương đương. Nó được tổ hợp bởi các vật thể “tĩnh” không di chuyển như đúng bản chất của chúng như phòng tắm, bếp, tủ quần áo, tủ tivi và giá sách. Đây có thể coi như một khối đồ vật mà mỗi mặt của nó mang một chức năng riêng. Mặt nào hướng ra không gian nào sẽ thể hiện tính chất của không gian đấy. Khối đồ vật này có thể coi như một cái lõi kỹ thuật “cứng” nằm ở giữa để phục vụ các không gian “mềm” tự do xung quanh.
Mối liên hệ giữa “cứng” và “mềm”, không gian “phục vụ” và không gian “được phục vụ” tạo nên sự linh hoạt rất cao trong không gian tổng thể.
Cấu trúc không gian “cái hộp bên trong cái hộp” tạo ra sự di chuyển trong không gian có thể liên tục quay vòng 360°. Nhờ vậy mà tất cả các không gian luôn được nối liền nhau không có giới hạn gây cảm giác rộng lớn hơn.
Phòng tắm bên trong “cái hộp nhỏ”
Khối đồ vật có mỗi mặt mang một chức năng riêng. Mặt nào hướng ra không gian nào sẽ thể hiện tính chất của không gian đấy.
Mặt bằng căn hộ. Khối đồ vật có thể coi như một cái lõi kỹ thuật “cứng” nằm ở giữa để phục vụ các không gian “mềm” tự do xung quanh.
Ngôi nhà “342-SH”, 2011, Hà Nội, Việt Nam
Kiến trúc sư Vũ Hoàng Hà, Ảnh Tường Huy
Tác giả kết thúc bài viết với một ngôi nhà ống tại Hà Nội. Khác với hai công trình kể trên, nơi có đồ vật sử dụng tổ hợp cùng với các phần tử kiến trúc, tại đây chúng độc lập nhưng luôn giữ khả năng kiến tạo không gian. Đây là ví dụ điển hình về kiến trúc nội thất khi không chỉ bản thân những đồ vật sử dụng nhỏ được thiết kế mà còn màu sắc và ánh sáng nhân tạo cũng nằm trong tư tưởng tổng thể cho việc tạo lập không gian.
Đã mấy chục năm trôi qua, nhiều đời bếp được cải tạo và xây mới trong khu nhà. Chúng luôn thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Chúng hàng ngày vẫn luôn đỏ lửa để mang đến sự ấm cúng cho những con người sinh sống nơi đây. Cái bếp không còn trói buộc những người phụ nữ ở bên trong nữa mà mở rộng đón chào tất cả. Nó vẫn là điểm đoàn tụ của một gia đình nơi chứng kiến những niềm vui, nỗi mong nhớ...
Ngôi nhà ống này cũng như nhiều ngôi nhà ống ở Việt Nam có chiều rộng và chiều dài khoảng 4x17m. Và cũng giống như các gia đình Việt Nam khác, kiến trúc sư Vũ Hoàng Hà được bố mẹ dành cho một tầng khi anh lập gia đình. Tầng nhà này được anh thiết kế lại không gian nội thất trước khi tổ chức đám cưới.
Lịch sử ngôi nhà được xây dựng lúc ban đầu có một tầng vào cuối những năm 1980 với những đường nét mang phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp với bản địa. Đến cuối những năm 1990 nó được sửa chữa và cơi nới thêm ba tầng nữa. Ở thời kỳ này ngôi nhà không tránh khỏi đợt sóng lớn đầu tiên của phong trào kiến trúc Pháp cổ. Những thanh bê tông mảnh dẻ ở mặt tiền ngôi nhà cũ được loại bỏ, thay vào đó là những phào chỉ hay conson theo hình thức trang trí cổ điển. Cấu trúc không gian của ngôi nhà không có gì đặc biệt, nó cũng như hàng triệu ngôi nhà ống khác tại Việt Nam với thang và phòng tắm ở giữa, để lại các phòng sinh hoạt ở hai đầu. Chỉ một chi tiết kiến trúc được coi là có sự tìm kiếm, đó là cái ban công ở tầng ba. Nó được đúc bằng gang để có thể nhái theo được chính xác giống các hoa văn Pháp cổ. Đây là kỹ thuật rất mới tại thời điểm đó. Chỉ tiếc rằng kỹ thuật này không được phục vụ cho một công việc mang đúng ý nghĩa sáng tạo của nó. Hiện nay ngôi nhà đã cũ nhưng chiếc ban công vẫn luôn ấn tượng ở trên mặt tiền. Nó như một minh chứng để đánh dấu thời kỳ nhầm đường lạc lối của một thế hệ kiến trúc sư nước ta.
Không gian cũ tại tầng nhà trước khi sửa gồm có một phòng hướng ra đường, sau đó đến cầu thang, phòng tắm, và hai phòng phía cuối. Toàn bộ ngôi nhà lấy ánh sáng tự nhiên từ phía đường và một khoảng sân nhỏ phía sau. Ngoài ra một vài cửa sổ được mở ở tường bên hướng ra một lối đi nhỏ. Sự mở này chỉ có mục đích thông gió chứ không tận dụng được ánh sáng vì lối đi rất hẹp.
Dù hình dáng của cái bếp có thay đổi như thế nào đi chăng nữa nhưng nó vẫn phải tồn tại để giữ đúng định nghĩa của một ngôi nhà, đúng ý nghĩa của một tổ ấm gia đình. Trong khu nhà có thế hệ đã ra đi, những thế hệ mới xuất hiện, cuộc sống không ngừng tiếp diễn. Và điều quan trọng nhất của người kiến trúc sư hay bất kỳ ai làm công tác sáng tạo là tác phẩm của họ luôn phải toát lên được hơi thở của thời đại.
Công việc thứ nhất trong vấn đề cải tạo là tổ chức lại không gian toàn tầng. Hai phòng phía sau được tổ hợp thành một không gian duy nhất, bức tường ngăn cách được dỡ bỏ, đây trở thành không gian sinh hoạt chung như bếp, phòng khách và phòng ăn. Phòng phía ngoài đường trở thành buồng ngủ. Phòng tắm cũ vẫn được giữ nguyên. Cũng phải nói thêm một chi tiết là những ngôi nhà ống khi được xây dựng theo hệ kết cấu cột và dầm chịu lực bằng bê tông thì những bức tường chỉ mang tính chất ngăn cách hay bao che, chúng có thể hoàn toàn được dỡ bỏ nếu cần thiết.
Vì không gian nhỏ nên ý tưởng thiết kế những đồ vật sử dụng đa chức năng được lấy làm trọng tâm của đồ án. Toàn bộ đồ đạc sử dụng của ngôi nhà được thành lập trên hai hệ đồ vật cơ bản. Hệ thứ nhất màu trắng có hình cuốn nối liền liên tục, nó được áp vào các mặt tường để làm tăng thêm sự định hình của không gian. Ở không gian sinh hoạt chung, nó là tổng hợp của nhiều đồ vật sử dụng như tủ bếp, bàn làm việc, kệ để tivi, ghế ngồi hay giá sách. Khác với hệ đồ vật thứ nhất có cách bố trí cố định, hệ thứ hai màu đen mang tính cách đối lập. Nó được cấu tạo như các hình khối đơn lẻ đặt tự do trong không gian. Chúng là bàn khách, bàn ăn và bếp. Ở hệ thứ hai này, một lần nữa ý tưởng đồ vật đa chức năng lại được lặp lại như bàn ăn cũng có thể trở thành bàn tiếp khách hay bàn làm việc. Sự đa chức năng được lặp đi lặp lại trên hai hệ đồ vật tạo nên một tính linh hoạt rất lớn trong không gian. Tính chất của không gian không cố định mà luôn được thay đổi thích ứng với từng trường hợp sử dụng đồ đạc. Tư tưởng thiết kế hai hệ đồ vật ở không gian sinh hoạt chung cũng được lặp lại trong phòng ngủ.
Ngoài sự phân biệt khác nhau về màu sắc, hai hệ đồ vật này cũng được thiết kế khác nhau về cách tạo hình. Hệ màu trắng có kích thước lớn và mang bản chất cố định nên được xây dựng trên những đường thẳng đơn giản. Hệ màu đen nhỏ hơn và được đặt tự do trong không gian nên hình khối được thể hiện một cách tự do hơn với các đường chéo.
Màu sắc trong căn hộ cũng được nghiên cứu để trả lời bài toán không gian. Màu trắng làm nền chính bao phủ không gian tổng thể. Màu ghi được sơn trên bức tường bên để làm rõ nét hành lang giao thông dọc nhà. Nó cũng đánh dấu cho bức tường là phần tử kiến trúc duy nhất nối liền các không gian toàn tầng. Ngoài ra một vài mảng màu đỏ được đặt khéo léo tại từng địa điểm cần thiết để tăng thêm độ ấm cúng trong công trình.
Khi thiết kế một công trình kiến trúc nội thất, không thể không nói tới ánh sáng nhân tạo. Nó cũng là một nhân tố quan trọng tác động tới không gian. Ở đây hai hệ thống chiếu sáng chính được thành lập. Hệ đèn LED gồm nhiều điểm nhỏ đặt trên trần nhà tạo ra ánh sáng khuếch tán trong không gian. Hệ đèn neon được đặt dọc theo bức tường bên để tăng cường thêm chức năng nối liền các không gian như đã nói ở phần màu sắc phía trên.
Công việc cải tạo sửa chữa luôn có định hướng giữ lại nhiều nhất có thể những giá trị của công trình cũ, tránh đi những lãng phí không cần thiết. Ví dụ ở đây chỉ có mỗi bức tường ngăn giữa hai phòng bị bỏ đi, còn sàn nhà và toàn bộ cửa sổ và cửa đi đều được giữ lại. Chúng được chỉnh trang và sơn lại màu cho phù hợp với không gian mới. Đây là mối liên hệ giữa cũ và mới rất cần thiết trong một công trình kiến trúc. Giá trị lịch sử vẫn luôn tồn tại và cuộc sống mới vẫn luôn tiếp diễn.
Công trình chỉ ra một hướng đi rất rộng cho việc thiết kế nội thất trong kiến trúc. Với hệ kết cấu dầm và cột chịu lực sẽ tạo ra không gian mở. Lúc đó hệ thống đồ đạc có thể được thiết kế tự do trong không gian. Hình thức của chúng có thể thay đổi tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng của từng gia đình. Chúng có thể được áp dụng với đủ các loại vật liệu khác nhau và hoàn toàn dễ dàng tạo dựng bởi các thợ thủ công hay các nhà máy. Hơn nữa, đây cũng là một lối sống tránh đi sự mua bán chồng chất quá nhiều đồ đạc trong nhà ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính và sức khỏe.
Ngoài ra, có một điều cũng đáng tự hào là trong căn hộ, hầu hết các đồ dùng sử dụng và trang trí như đèn treo, ấm chén, chăn gối... đều được sản xuất từ vật liệu của Việt Nam. Đặc biệt là chúng được thiết kế trên tư tưởng hiện đại nhưng vẫn giàu bản sắc. Chúng đánh dấu sự đổi mới của đất nước ta ngày nay.
Và cuối cùng cũng phải kể đến sự quyết tâm của người thiết kế căn hộ đã dám nghĩ dám làm, muốn tìm đến những giá trị đích thực của Việt Nam. Công trình từ thiết kế đến thi công có nhiều sự tìm kiếm khám phá, điều đó đã thể hiện được lòng mong mỏi đóng góp hết sức mình cho sự phát triển chung của nền kiến trúc nước nhà.
Thông tin công trình:
Thiết kế: KTS Vũ Hoàng Hà – email: ha_vuhoang0709@yahoo.co.uk
 kts vũ hoàng sơn
source
http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/163136/Do-vat-su-dung-kien-tao-khong-gian.html