Vận dụng hành kim
Kiến trúc & Đời sống - Hình dáng của hành kim trong ngũ hành là hình tròn, phương vị là phía tây và tây bắc. Và biểu trưng thời tiết là mùa thu. Hành kim sinh hành thuỷ và được hành thổ sinh, ngược lại kim khắc chế mộc và bị hoả khắc. Với những đặc trưng gần như tương phản với hành mộc, trong nhà ở hành kim cần tiết chế cho hài hoà, ngược lại đối với các cơ xưởng sản xuất hay trung tâm thương mại, hành kim sẽ phát huy khá hiệu quả nếu được xem xét vận dụng đúng
Hồ nước hình tròn mang tính thu hút tài lộc (kim tiền) đặt trước công trình |
Hành kim và không gian sống
Những đặc tính thuộc về kim loại như sự chuyển động, cứng rắn, phản xạ ánh sáng… khá phù hợp với tính chất sản xuất và thương mại. Các quy trình công nghệ đều cần đến máy móc, khung nhà xưởng thường làm bằng thép rất thuận tiên cho sản xuất và lắp dựng. Hoạt động kinh doanh nhất là kim khí điện máy, điện tử, vận tải, cơ khí… cũng đều đặc trưng hành kim. Hoạt động ngân hàng tài chính cũng vậy, hành kim được xem là tượng trưng cho lợi nhuận và đồng tiền nên các đồng tiền xưa đều đúc bằng kim loại có hình tròn, ở giữa có lỗ vuông (hành thổ sinh kim) và phần lớn kiến trúc các toà ngân hàng hay mang hình dáng vuông tròn để thuận tương sinh. Trong khí đó, không gian nhà ở lại thiên về tính che chở, nuôi dưỡng, chăm bón mỗi ngày (thuộc hành mộc) nên hành km trong nhà ở thường được dùng hạn chế. Cuộc đất có dạng ngọn đồi tròn, mặt bằng khuôn viên tròn (thường hiếm gặp trên thực tế) các hồ nước, vườn hoa hình tròn hay bán nguyệt, bồn chứa dạng khối cầu… đều là những đặc trưng hành kim. Ta có thể thấy hình thế như vậy thường thích hợp cho các hoạt động công cộng như trường học, rạp hát, sảnh khách sạn… hoặc nhà xưởng sản xuất hơn là bố trí không gian để ở. Trong lịch sử, những công trình dùng để giác đấu (tính xung khắc, động chạm đao kiếm) như đấu trường ở Roma (Italia) hay hổ quyền ở Huế cũng đều có mặt bằng dạng hình tròn. Sau này các quốc gia phát triển có ứng dụng phong thủy nhiều vào không gian như Singapore, Hong Kong cũng hay bố trí các hồ nước dạng tròn để biểu trưng cho sự phát triển, tài lộc và tính năng động.
Công trình công cộng, hiện đại và mang tính giao tiếp nhiều hay chuộng dùng hành kim qua hình dáng, vật liệu, màu sắc |
Áp dụng tùy điều kiện cụ thể
Để cân bằng âm dương – ngũ hành trong mỗi trường khí, cần xem xét kỹ cuộc đất hành kim để chọn lựa công trình phù hợp. Những toà nhà nằm ở vị trí góc đường, mũi tàu thì nên làm bo tròn, có vòm hay chỏm cầu để vừa không che khuất tầm nhìn, vừa tạo hành kim thuận lợi cho tính chất kinh doanh. Đặc trưng của hành kim, cũng như các hành khác trong ngũ hành được nhận biết không chỉ qua vật liệu tạo tác mà còn qua hình dáng, màu sắc, khối tích… do đó trong từng không gian cụ thể cần xem xét – cân đối liều lượng của mỗi hành, hành nào cần chính sẽ làm nồi bật, các hành kia bổ trợ hoặc kềm hãm cân bằng chung. Ví dụ phòng ngủ rất hợp với vật dụng bằng gỗ, không nên dùng vật dụng bằng kim loại, inox sẽ gây cảm giác lạnh lẽo, khó ngủ. Nhưng phòng ngủ nhiều gỗ quá thì cũng gây cảm giác nóng nực (mộc sinh hoả) nên vẫn cần một chút hành kim như mảng màu trắng, khung tranh bằng đồng, chân ghế kim loại… để tương khắc cân bằng trở lại. Một phòng ăn toàn thuần tính kim rõ ràng sẽ rất “ê răng” và lạnh lẽo, khó có thể tạo nên một bữa ăn ấm cúng quây quần được. Trong toàn bộ các không gian của một ngôi nhà ở, nhà xe và chỗ làm việc là có tính chất trường khí nghiêng về hành kim nhiều nhất (máy móc, tính phân tích, ánh sáng mạnh…) do đó không nên bố trí chỗ làm việc ngay trong phòng ngủ mà nên ngăn cách hoặc nếu cần tạo phòng làm việc riêng biệt (tại các nước phương tây, gara cũng là nơi làm việc, nhà xưởng hay phòng thí nghiệm trong gia đình và không ít cơ nghiệp lớn đã được khởi đầu từ những cái gara lỉnh kỉnh mọi thứ vật dụng máy móc ấy).
Góc ẩm thực nếu dùng nhiều kim thì nên giảm bớt bằng cách phối màu đậm (hoả) và kính (thuỷ). | |
Công trình tại nơi giao lộ, mũi tàu, ven biển… dùng khối tròn kim để giảm bớt xung sát, giảm áp lực gió | Hành kim sử dụng tại nơi cần bảo vệ, tiếp xúc với bên ngoài và không gian làm việc |
Bài: THS. KTS Hà Anh Tuấn
Ảnh: Trường Ân
Bảng một số tính chất của Ngũ hành |
source
http://www.sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=54159&fld=HTMG/2009/0714/54159
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét