Công Ty TNHH TV XD và TM Bình Hoa

VP TP. HCM - HCMC Office :
327/9B/16 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh Tp.HCM HP0903967439 email : hdangbinh@gmail.com
Facebook:
http://www.facebook.com/binhhoasaigon
http://www.facebook.com/binhhoacompany

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Sport Club and Restaurant in VSIP, Binh Duong, Aug 2010


Designed by Huynh Dang Binh (Architect)
Binh Hoa Construction Consultant Company
August 6, 2010








Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

Bóng đá mini


Bóng đá mini

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Bóng đá mini là môn bóng đá dành cho thiếu nhi, có khi là người lớn, Mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội có tối đa là 5 hay 7 cầu thủ, trong đó có một thủ môn. Trong bất kỳ trận đấu nào của một giải chính thức do FIFA, liên đoàn bóng đá Châu lục hay Liên đoàn bóng đá quốc gia điều hành đều có quyền thay đổi cầu thủ thi đấu bằng cầu thủ dự bị. Số lượng cầu thủ dự bị tối đa là 7. Số lần thay đổi cầu thủ dự bị (kể cả thay thế thủ môn dự bị) trong một trận đấu không hạn chế và có thể được tiến hành cả khi bóng trong cuộc hoặc ngoài cuộc. Cầu thủ đã thay ra sân vẫn được quyền vào lại sân thay cầu thủ khác. Việc thay cầu thủ dự bị phải được thực hiện đúng các quy định.

Những đặc điểm của sân được xác định theo. Kích thước: Sân hình chữ nhật, chiều dọc tối đa 42m và tối thiểu 25m, chiều ngang tối đa 25m và tối thiểu 15m. Trong mọi trường hợp chiều dọc sân phải lớn hơn chiều ngang sân. Các đường giới hạn: Các đường giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng có bề rộng 8cm. Đường giới hạn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc và đường giới hạn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang. Đường giới hạn nửa sân được kẻ theo suốt chiều ngang của sân.Khung thành rộng 3m (tính từ mép trong 2 cột dọc) và cao 2m. Bán kính ở vòng tròn trung tâm giữa sân là 3m. Đặc biệt là sân mini không có vạch giới hạn 16m50 và 5m50, thay vào đó chỉ là khu phạt đền. Để vẽ khu này, bạn lấy chân 2 cột dọc làm tâm rồi kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 6m, sau đó nối điểm cuối của 2 cung đường tròn này sẽ được một đoạn thẳng dài 3,16m song song đường biên ngang. Khu vực trong giới hạn của những đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. Ở giữa đoạn thẳng dài 3,16m trên có 1 điểm gọi là điểm phạt đền thứ nhất (hay còn gọi là chấm phạt đền 6m). Trên đường thẳng góc với biên ngang (cách 10m) có 1 điểm nữa là điểm phạt đền thứ 2. Cung đá phạt góc có bán kính là 25cm. Các đường giới hạn trên sân có bề rộng là 8cm. Đấy là một số yếu tố cơ bản để vẽ kích thước cho 1 sân mini.

source

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_mini

SÂN BÓNG ĐÁ MINI
KIM SƠN
Hẻm Kim Sơn – Đường Phạm Hùng – Chánh Hưng –
Bình chánh
Tel : 01685981189
Sân bóng mini nền đất nện giá bình dân từ 50.000đ/h ( đá ngày ) đến 140.000đ/ h( đá buổi tối)
Nhân dịp khai trương mời các bạn trẻ đá miễn
phí đến ngày 15/8/2009

Ảnh này đã được thu nhỏ. Bấm vào đây để xem ảnh với kích thước chuẩn. Kích thước thực là 768x500.

source
http://www.bongda.24h.com.vn/forum/showthread.php?t=136228

SÂN BÓNG ĐÁ MINI BẰNG CỎ NHÂN TẠO BÌNH CHÁNH

Nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện sức khoẻ của người dân sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, Công ty TNHH MTV TM DV Vạn Thịnh đã xây dựng sân bóng đá mini bằng cỏ nhân tạo tại Trung tâm Văn Hóa Thể dục Thể thao Huyện Bình Chánh. Với mặt sân làm bằng cỏ nhân tạo rất lý tưởng cho luyện tập và thi đấu bóng đá, kích thước sân đạt tiêu chuẩn, có hệ thống làm mát, hệ thống đèn cao áp chiếu sáng về đêm… chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp mọi cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Tại Trung tâm Văn hóa Thể dục Thể thao Huyện Bình Chánh còn có các dịch vụ khác như hồ bơi, sân tennis, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, các lớp võ thuật, thể dục thẩm mỹ, quán cà phê giải khát, cửa hàng quần áo và dụng cụ thể thao, khu vui chơi trẻ em… là một địa điểm lý tưởng phục vụ cho nhu cầu luyện tập thể dục thể thao và sinh hoạt giải trí lành mạnh cho mọi người. · Địa điểm sân bóng: Tại Trung tâm Văn hóa Thể dục Thể Thao Huyện Bình Chánh (phía cổng vào Hồ Bơi) Địa chỉ E8/9A Đường Nguyễn Hữu Trí, Thị Trấn Tân Túc, Huyện Bình Chánh, TP.HCM · Giờ giấc hoạt động: từ 6h đến 22h hàng ngày (kể cả Thứ 7, Chủ nhật và ngày Lễ) · Tiền thuê sân: 150.000 đ/giờ bất kỳ. Miễn phí nước uống. Nếu sau khi hết giờ, khách có nhu cầu sử dụng thêm và sân còn trống thì chúng tôi tính tiền thuê sân thêm vẫn theo giá trên. Chúng tôi nhận tổ chức các giải thi đấu bóng đá cho mọi cá nhân, đơn vị có nhu cầu. · Liên hệ đặt sân: Để tránh chờ đợi xin vui lòng gọi điện thoại đến số 01267408088 để đặt sân. Nếu không đặt sân trước, khách có thể trực tiếp đến sân gặp nhân viên trực tại sân, nếu sân vẫn còn trống có thể thuê sân ngay. Chúng tôi hi vọng sân bóng đá mini bằng cỏ nhân tạo tại Trung tâm Văn hóa Thể dục Thể thao Huyện Bình Chánh sẽ là một sân chơi bổ ích, mang lại niềm vui và sức khỏe cho tất cả mọi người. Trân trọng.


source
http://www.raovat123.com/t.1212308.san-bong-da-mini-bang-co-nhan-tao-binh-chanh.html

Luật bóng đá mini(P1)

LUẬT 1 : SÂN THI ĐẤU

Những đặc điểm của sân được xác định theo hình vẽ 1 và 2 sau đây:

1. Kích thước: Sân hình chữ nhật, chiều dọc tối đa 42m và tối thiểu 25m, chiều ngang tối đa 25m và tối thiểu 15m. Trong mọi trường hợp chiều dọc sân phải lớn hơn chiều ngang sân.

2. Các đường giới hạn:Các đường giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng có bề rộng 8cm. Đường giới hạn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc và đường giới hạn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang. Đường giới hạn nửa sân được kẻ theo suốt chiều ngang của sân. Ở chính giữa đường giới hạn này có một điểm rõ ràng gọi là tâm của sân. Lấy điểm này làm tâm, kể một vòng tròn có bán kính 3m.

3. Khu phạt đền:Từ biên ngang của mỗi phần sân, lấy chân 2 cột dọc cầu môn làm tâm kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 6m, nối điểm cuối của 2 cung 1/4 đường tròn được đoạn thẳng dài 3,16m song song và cách đều đường biên ngang (đường cầu môn) 6m. Khu vực trong giới hạn bởi những đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. Đường giới hạn này gọi là đường 6m.

4. Điểm phạt đền thứ nhất:Trên đường 6m và ở giữa đoạn thẳng 3,16m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ nhất.

5. Điểm phạt đền thứ hai:Trên đường thẳng góc với biên ngang ở vị trí cách biên ngang 10m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ hai.

6. Cung đá phạt góc:

a. Lấy tâm là giao điểm của biên dọc và biên ngang của mỗi góc sân, kẻ phía trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 25cm. Đây là vị trí đặt bóng khi đá quả phạt góc.

b. Có thể kẻ phía ngoài sân một đoạn thẳng vuông góc với đường biên ngang cách điểm góc sân 5m để xác định vị trí đứng của cầu thủ đội phòng thủ khi đối phương thực hiện quả phạt góc.

7. Khu vực thay cầu thủ dự bị của mỗi đội bóng:Trên đường biên dọc phía đặt ghế ngồi của cầu thủ dự bị, mỗi đội bóng có khu vực thay đổi cầu thủ dự bị của đội mình. Khu vực này nằm trên đường biên dọc có độ dài 5m, cách đường giới hạn nửa sân 5m, được xác định bởi 2 đoạn thẳng vuông góc với đường biên dọc và có độ dài 80cm (40cm ở phía trong và 40cm ở phía ngoài sân). Khi thay người, các cầu thủ phải ra, vào trong khu vực thay người của đội mình.

Ghi chú: Trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp, khu vực thay người của 2 đội sẽ hoán đổi để việc thay người của đội bóng được thuận lợi.

8. Khung cầu môn:Ở giữa mỗi đường biên ngang có một khung cầu môn, gồm hai cột dọc vuông góc với mặt sân, cách nhau 3m (tính từ mép trong) được nối với nhau bằng xà ngang song song và cách mặt sân 2m (tính từ mép dưới xà). Bề rộng và bề dày của cột dọc, xà ngang phải cùng kích thước là 8cm.

Khung cầu môn có thể tháo rời được, nhưng trước trận đấu phải lắp đặt chặt chẽ, an toàn và gắn cố định xuống mặt sân. Lưới phải có khung đỡ thích hợp phía sau cầu môn và được mắc chắc chắn vào xà ngang, cột dọc và mặt sân (Hình 3).

9. Mặt sân:Mặt sân phải bằng phẳng và không thô nhám. Khuyến khích nên dùng mặt sân lát gỗ hoặc phủ chất liệu. Không được dùng mặt sân bằng bê tông hoặc tráng nhựa đường.Ghi chú: Lưới cầu môn phải làm bằng sợi vải, sợi đay hoặc dây nilon. Tuy nhiên những sợi nilon không được nhỏ hơn sợi vải, sợi đay.
source
http://www.cupcuulong.vn/?a=ND&hdn_news_id=137

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Thiết kế Bệnh viện


Thiết kế Bệnh viện (Phần 1)
Tác giả: Robert F. Carr
IKA Technologies, Inc. for VA Office of Construction & Facility Management (CFM)
Tổng quan


“Kiến trúc thiết thực có thể làm tăng kỹ năng, tính kinh tế, sự thuận lợi và các tiện nghi; thiết kế không thiết thực có thể gây trở ngại mọi loại hình hoạt động, làm giảm đi chất lượng chăm sóc y tế, và làm chi phí gia tăng đến mức không thể chịu nổi”…. Hãng Hardy và Lammers cho biết.

Bệnh viện là loại hình xây dựng phức tạp nhất. Mỗi bệnh viện bao gồm rất nhiều dịch vụ và các phòng ban có chức năng khác nhau, chẳng hạn các phòng thí nghiệm lâm sàng, phòng chụp ảnh, các phòng cấp cứu và phẫu thuật, chức năng phục vụ và dọn dẹp, chức năng chăm sóc bệnh nhân nội trú cơ bản hoặc chức năng liên quan đến giường bệnh. Sự đa dạng này được phản ánh trong phạm vi và sự chuyên biệt của các quy định, bộ luật và vấn đề giám sát việc xây dựng cũng như điều hành bệnh viện. Một trong số các chức năng trên quy mô lớn và liên tục tiến triển của bệnh viện, bao gồm các hệ thống cơ khí, điện và viễn thông phức tạp, đòi hỏi phải có sự tinh thông và kiến thứcchuyên môn. Không ai có được kiến thức hoàn hảo, đó là lý do tại sao cố vấn chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và lên kế hoạch cho bệnh viện. Các phòng ban chức năng trong bệnh viện có thể có những yêu cầu và ưu tiên mang tính ganh đua nhau. Những viễn cảnh lý tưởng hóa và những sở thích cá nhân được bảo vệ mạnh mẽ phải có sự cân xứng so với những yêu cầu mang tính bắt buộc, những nhu cầu chức năng thực sự: ( việc đi lại trong bệnh viện, liên hệ với các phòng ban khác) và tình trạng tài chính của tổ chức.

A.jpg

Trung tâm Bệnh viện Washington (Ảnh: crtonline)

Ngoài một loạt các dịch vụ phải được cung cấp, các bệnh viện phải phục vụ và hỗ trợ nhiều người sử dụng khác nhau và những người góp vốn. Theo đúng lý tưởng, quá trình thiết kế nên có sự liên kết chặt chẽ với đầu vào trực tiếp từ người làm chủ và từ bộ phận nhân viên chính của bệnh viện ngay từ khi còn rất sớm. Người thiết kế cũng phải là người hỗ trợ các bệnh nhân, người thăm bệnh, đội ngũ nhân viên điều dưỡng, tình nguyện viên và những nhà cung cấp hàng, những người thông thường không can thiệp trực tiếp vào việc thiết kế. Một thiết kế bệnh viện tốt phải tích hợp được những yêu cầu về mặt chức năng với nhu cầu của những người sử dụng khác nhau.

B.jpg
Một bệnh viện lý tưởng phải tích hợp được nhiều chức năng khác nhau (Ảnh: uky)


Một mô hình bệnh viện lý tưởng cần dựa vào những chức năng sau:
- Chức năng phục vụ bệnh nhân nội trú.
- Chức năng phục vụ bệnh nhân ngoại trú.
- Chức năng điều trị và chẩn đoán.
- Chức năng hành chính.
- Chức năng dịch vụ.(ăn uống, cung cấp)
- Chức năng nghiên cứu và giảng dạy.

Những mối liên hệ tự nhiên giữa các chức năng này sẽ quyết định mô hình của bệnh viện. Những liên hệ nhất định giữa các chức năng khác nhau là điều cần phải có.


C.jpg
Một Bệnh viện Đại học (Ảnh: uthscsa)

Những biểu đồ dòng sau đây cho thấy sự dịch chuyển và mối liên lạc giữa con người, vật liệu và chất thải. Vì thế, kết cấu tự nhiên của bệnh viện, các hệ thống vận tải và hậu cần đan xen một cách chặt chẽ. Các hệ thống hậu cần chịu ảnh hưởng của cấu hình xây dựng, và cấu hình lại phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống vận tải. Cấu hình bệnh viện cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: giới hạn địa điểm, khí hậu, ngân sách, và công nghệ hiện hành. Những thay đổi mới sẽ phát sinh xuất phát từ các nhu cầu y tế mới và công nghệ mới.

D.jpg
Khu điều dưỡng của một bệnh viện (Ảnh: uthscsa)


Trong một bệnh viện lớn, kết cấu của khu điều dưỡng điển hình là yếu tố chính trong một kết cấu chung. Ngày nay, các khoa điều dưỡng có xu hướng thiên về hình khối gọn ghẽ thay cho những dãy nhà hình chữ nhật kéo dài trong quá khứ. Hình chữ nhật compact, những hình tam giác được giảm bớt, thậm chí những hình tròn cũng được sử dụng nhằm rút ngắn khoảng cách giữa khu điều dưỡng và giường bệnh nhân. Giải pháp được chọn phần nhiều phụ thuộc vào các chương trình như: tổ chức chương trình điều dưỡng, số giường một khoa điều dưỡng, và số giường trong một phòng bệnh. (Theo khuynh hướng gần đây, tất cả đều là phòng riêng).

Thiết kế Bệnh viện (Phần 2)
Đặc trưng xây dựng
Dù có những khác biệt về địa điểm, quy mô, ngân sách, nhưng tất cả các bệnh viện nên có một số điểm chung.
Thứ nhất: Tính hiệu quả và tính kinh tế:
Một mô hình bệnh viện hoạt động hiệu quả nên:
- Tăng cường hiệu quả làm việc của nhân viên bằng cách rút ngắn tối đa khoảng cách cần thiết giữa những nơi hay lui tới nhất.
- Cho phép một bộ phận nhân viên có thể giám sát bệnh nhân bằng mắt một cách dễ dàng.
- Có tất cả những khoảng không gian cần thiết, nhưng không có chỗ thừa. Điều này đòi hỏi cần phải nghiên cứu thật cẩn thận trước khi thiết kế.
- Cung cấp hệ thống hậu cần thật hiệu quả, bao gồm thang máy, hệ thống ống dẫn gas, băng chuyền thùng, hộp, các xe đẩy tự động hoặc điều chỉnh bằng tay, các cầu trượt sử dụng khí hoặc trọng lực để có thể chuyển thực phẩm, dụng cụ dọn dẹp, chuyển chất thải, các thứ đã hư hỏng và những thứ có thể tái chế.
- Sử dụng không gian thật hiệu quả bằng cách xác định các khu vực hỗ trợ để các phòng ban chức năng ở gần nhau có thể dùng chung, và sử dụng thật khôn ngoan các khu vực dùng vào nhiều mục đích.
- Củng cố các chức năng phục vụ bệnh nhân ngoại trú để điều hành hiệu quả hơn - nếu được, bố trí khu vực này ngay tầng trệt, để bệnh nhân ngoại trú có thể tiếp cận trực tiếp.
- Lập thành nhóm hoặc kết hợp các khu vực chức năng với những yêu cầu hệ thống giống nhau.

- Tạo ra sự tương tự tối ưu về mặt chức năng, chẳng hạn khu vực chăm sóc hậu phẫu thuật gần kề với dãy phòng mổ. Yếu tố gần kề này nên dựa vào một chương trình chức năng chi tiết mô tả các hoạt động như đã dự định của bệnh viện, xuất phát từ quan điểm của bệnh nhân, đội ngũ nhân viên y tế, và bên cung cấp hàng.


A1.jpg
VAMC Albuquerque (Ảnh: vamalpractice)


Thứ hai: Tính linh hoạt và khả năng mở rộng:
Do các nhu cầu y tế cũng như các phương thức điều trị sẽ tiếp tục thay đổi, nên các bệnh viện nên:
- Theo những ý niệm có thể đìều chỉnh được về vấn đề lên kế hoạch sử dụng không gian như thế nào.
- Sử dụng các phòng có kích thước và bản vẽ cùng loại càng nhiều càng tốt, hơn là những phòng mang tính chuyên biệt cao.
- Có tính linh hoạt và dễ thay đổi trong sử dụng, dễ tiếp cận, dễ điều chỉnh các hệ thống điện và cơ khí.
- Ở những nơi quy mô và chương trình cho phép, nên thiết kế trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn hóa, nhưng phải linh động và thay đổi được. Sử dụng những lối đi bộ rất nhỏ giữa các tầng đã được sử dụng để cung cấp hệ thống điện, cơ khí và nước. Đối với các dự án lớn, hệ thống này sẽ đem lại khả năng thích ứng liên tục đối với các chương trình và nhu cầu có thay đổi, nếu được hoạch định, đấu thầu và thiết kế hợp lý, sẽ không tốn thêm chi phí. Hệ thống xây dựng bệnh viện hợp lý cũng cho phép mở rộng bệnh viện theo chiều thẳng đứng (xây thêm tầng) mà không làm ảnh hưởng gì đến các tầng bên dưới.
- Không hạn chế, với các phương hướng hoạch định thật tốt cho việc mở rộng trong tương lai, ví dụ, bố trí những không gian (khu vực “mềm”), chẳng hạn như các phòng ban quản lý hành chính, gần với các khu vực “cứng”, như các phòng thí nghiệm lâm sàng.
Tôn Nữ Thị Yến http://www.cad.vn (Theo wbdg)

Thiết kế Bệnh viện (Phần 3)
Môi trường điều trị
Thông thường, bệnh nhân hay sợ hãi, bối rối, và các cảm giác này có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Cần cố gắng làm sao cho bệnh viện được tiện nghi, không có cảm giác bị đe dọa và càng không bị stress càng tốt. Vấn đề thiết kế nội thất đóng một vai trò chủ chốt trong việc tạo ra môi trường điều trị. Thiết kế nội thất bệnh viện cần dựa vào sự hiểu biết toàn diện về các khoa cũng như bệnh nhân của khoa. Các đặc điểm trong bệnh án của bệnh nhân sẽ xác định ở mức độ nào kiến trúc nội thất phải phù hợp với vấn đề tuổi tác, thị lực không còn tốt, những vấn đề về thể chất cũng như tinh thần và sự lạm dụng. Một số khía cạnh quan trọng trong việc tạo ra một không gian điều trị bên trong là:



A.jpg
(Ảnh: A)
- Sử dụng các loại vật liệu thích hợp, thân thuộc về mặt văn hóa ở mọi nơi, phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh và các nhu cầu chức năng khác.
- Sử dụng các kết cấu và màu sắc vui tươi, luôn luôn nhớ rằng một số màu có thể không thích hợp và có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá sắc da của bệnh nhân, hay vẻ nhợt nhạt của họ, các bệnh nhân lớn tuổi mà khả năng định phương hướng đã suy giảm, có thể gây kích động cho bệnh nhân cũng như nhân viên y tế, đặc biệt là một số bệnh nhân tâm thần.
- Bất cứ nơi nào có thể được, nên sử dụng nhiều ánh sáng tự nhiên, hệ thống ánh sáng điều chỉnh màu sắc được cho các khoảng không trong nhà, gần giống với ánh sáng ban ngày tự nhiên.
- Từ mỗi giường bệnh đều có thể nhìn ra ngoài, cả ở những nơi khác nếu được, ảnh chụp cảnh thiên nhiên treo trên tường rất có ích ở những nơi không thể trực tiếp nhìn ra ngoài.


B.jpg
(Ảnh: B)
- Mỗi dự án đều có thiết kế một quy trình “tìm đường”. Bệnh nhân, khách đến thăm, nhân viên y tế cần phải biết họ đang ở nơi nào, điểm đến ở đâu, làm sao đến đó và làm sao quay về. Cảm giác về năng lực của bệnh nhân sẽ tăng lên thêm nếu các nơi đều dễ tìm, dễ nhận ra và sử dụng mà không cần nhờ giúp. Xây dựng các yếu tố, màu sắc, kết cấu, lời gợi ý, cũng như tranh ảnh treo tường và các ký hiệu.
Sự sạch sẽ và hệ thống vệ sinh
Các bệnh viện phải dễ lau dọn và bảo dưỡng. Điều này sẽ dễ dàng hơn nhờ vào:
- Các lớp phủ bề mặt bền và phù hợp với mỗi khu vực chức năng.
- Mỗi tính năng đều phải được lên chi tiết cẩn thận: khung cửa, giá đỡ và lớp phủ bề ngoài để tránh bám bụi, khó lau chùi ở những kẽ nứt và các chỗ nối.
- Xác định nơi thích hợp để dụng cụ quét dọn.
- Các vật liệu đặc biệt, lớp phủ bề mặt, và chi tiết cho các khu vực phải được giữ vô trùng, chẳng hạn tấm lát chân tường. Ở những nơi khác cũng nên xem xét sử dụng những bề mặt kháng khuẩn thích hợp.
Vấn đề tiếp cận:
Tất cả các khu vực, trong cũng như bên ngoài bệnh viện, nên:
- Tuân theo những tiêu chuẩn tối thiểu.
- Ngoài việc đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu, cần phải thiết kế sao cho nhiều bệnh nhân có thể sử dụng được, cả những người bị bệnh mãn tính hay tạm thời.
- Bảo đảm sao các bậc tam cấp phẳng, người ta dễ di chuyển, lối đi và hành lang đủ rộng để xe lăn qua lại dễ dàng.

- Đảm bảo các khu vực lối vào được thiết kế sao cho bệnh nhân được tạo điều kiện dễ dàng, mức độ thích nghi với sáng và tối thấp hơn, tường và cửa làm bằng thủy tinh cho dễ thấy sự hiện diện của họ.


C.jpg
Bệnh viện Đại học (Ảnh: uthscsa) -c
Đi lại được kiểm soát
Bệnh viện là một hệ thống phức hợp bao gồm các chức năng tương quan với nhau đòi hỏi sự di chuyển liên tục của người và vật. Sự di chuyển này cần phải được kiểm soát:
- Các bệnh nhân ngoại trú, khi đến những khu vực điều trị và chẩn đoán không nên đi qua khu vực dành cho bệnh nhân nội trú, cũng không nên gặp bệnh nhân nội trú bệnh nặng.
- Tuyến đường của bệnh nhân ngoại trú điển hình cần được xác định rõ ràng và đơn giản.
- Người đến thăm bệnh cần theo tuyến đường trực tiếp và chính xác đến ngay khu vực bệnh nhân đang được chăm sóc, không đi băng qua các khu vực chức năng khác.
- Tách riêng bệnh nhân /người thăm bệnh khỏi các khu vực /tầng sử dụng vào chức năng hậu cần /công nghiệp.
- Việc đem rác rưởi, rác tái chế và vật liệu bẩn phải được tách xa khỏi tuyến đường cung cấp thực phẩm, đồ sạch, và tách khỏi đường đi của bệnh nhân cũng như người thăm bệnh.
- Việc chuyển tử thi ra vào nhà xác phải tách biệt khỏi tuyến đường bệnh nhân và người thăm bệnh đi.
- Có riêng thang máy để giao hàng, thực phẩm, và thực hiện các dịch vụ bảo dưỡng tòa nhà.

[ Bỏ qua ] [ # 8 ]
Được nối

Thiết kế Bệnh viện (Phần 4 - cuối)
Tính thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ có liên hệ chặt chẽ với việc tạo ra một môi trường điều trị (giống như ở nhà, bắt mắt). Việc cải thiện hình ảnh của bệnh viện là điều rất quan trọng và vì thế, đây cũng là một công cụ marketing chủ chốt. Một môi trường tốt hơn cũng góp phần vào việc chăm sóc bệnh nhân và tình thần làm việc của đội ngũ nhân viên.
Tính thẩm mỹ ở đây bao gồm:
- Gia tăng việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, kết cấu và chất liệu tự nhiên.
- Sử dụng tranh ảnh treo tường.
- Chú ý đến sự cân xứng, tính quy mô, chi tiết và màu sắc.
- Các khu vực công sáng sủa, thoáng, quy mô bình thường.
- Phòng bệnh, phòng khám, các văn phòng, phòng chung sử dụng vào ban ngày thân mật, giống như ở nhà.

- Có sự tương thích giữa ngoại thất và các tòa nhà.

A.jpg
Tính thẩm mỹ của bệnh viện phải được kết hợp chặt chẽ với môi
trường xung quanh (Ảnh: uthscsa)
An ninh và an toàn
Ngoài vấn đề an toàn chung đối với với các tòa nhà, các bệnh viện có nhiều sự quan tâm về an ninh đặc biệt:
- Bảo vệ tài sản, đất đai của bệnh viện, bao gồm thuốc men.
- Bảo vệ bệnh nhân, bao gồm cả bệnh nhân bất lực và đội ngũ nhân viên.
- Giữ an toàn, kiểm soát những bệnh nhân hung hăng, không tự chủ.
- Bảo vệ khỏi nguy cơ bị phá hoại vì chủ nghĩa khủng bố, do ở gần những mục tiêu mang tính nguy cơ cao hoặc do đây là những tòa nhà công đóng vai trò quan trọng trong hệ thống y tế công.

Bệnh viện là những tòa nhà công lớn có tác động đáng kể đến môi trường và kinh tế của cộng đồng chung quanh. Đây là những nơi sử dụng nhiều điện, nước và sản sinh ra một lượng lớn rác thải. Vì bệnh viện tạo ra áp lực lớn lên nguồn tài nguyên của cộng đồng, nên thiết kế bền vững là một mục tiêu cần hướng tới.

B.jpg
Bệnh viện cần được thiết kế với một kết cấu bền vững (Ảnh: uthscsa)
Trong số những phát triển mới và những khuynh hướng ảnh hưởng đến việc thiết kế bệnh viện có:
- Số lượng bác sĩ đa khoa giảm xuống, trong khi đó việc sử dụng các phương tiện cấp cứu để sơ cứu lại tăng lên.
- Ngày càng có nhiều công nghệ chẩn đoán và điều trị phức tạp, tinh vi.
- Yêu cầu phải luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động trong suốt thời gian hoặc sau khi xảy ra tai họa.
- Theo luật của nhà nước, phải chịu được động đất, cả trong quá trình thiết kế nhà mới lẫn trang bị thêm cho các tòa nhà đã có sẵn.
- Những quy định mới về tính an toàn và riêng tư của những “thông tin y tế được bảo vệ”. Những quy định này nhấn mạnh vào tính riêng tư nghe và nhìn, có thể ảnh hưởng đến địa điểm và sơ đồ của các phòng ban chuyên xử lý hồ sơ bệnh án và các thông tin bệnh nhân khác, cả trên máy tính cũng như trên giấy tờ, cũng như phòng ở của bệnh nhân.
- Có chức năng phòng bệnh, thiết kế bệnh viện thành các trung tâm bao gồm tất cả.
- Sử dụng máy tính xách tay, thiết bị chẩn đoán cầm tay để chăm sóc bệnh nhân một cách linh động hơn, ít tập trung vào bệnh viện hơn, chuyển thông tin bệnh nhân lên máy tính. Điều này đòi hỏi phải có chỗ để máy tính và cổng dữ liệu trong các hành lang bên ngoài phòng bệnh nhân.
- Cần phải có sự cân bằng giữa bảo đảm an ninh cho tòa nhà và sự cởi mở đối với bệnh nhân cũng như người thăm bệnh.
- Ở nhiều trung tâm y tế lớn xuất hiện dịch vụ chữa các ca bệnh nhẹ, như là một chuyên ngành riêng.
- Quan tâm ngày một nhiều hơn đến môi trường và phương pháp điều trị mà trong đó, bệnh nhân là trung tâm, bao gồm cung cấp một thu viện y khoa nhỏ và các trạm máy tính để khách hàng có thể tự nghiên cứu tình trạng bệnh lý của mình và phương pháp điều trị, xác định khu vực bếp và khu vực ăn ở các phòng ban bệnh nhân nội trú, để người nhà có thể chuẩn bị thức ăn, bệnh nhân và gia đình có thể cùng ăn với nhau.

source
http://blog.yume.vn/xem-blog/tong-quan-thiet-ke-benh-vien.cuong_arc28.35B81467.html