Thursday, March 11, 2010 | ||
| ||
| ||
CHICAGO, Illinois - Hiện nay, ngày càng có nhiều chủ nhà tiếp tục ở lại căn nhà của họ, trong khi sửa sang những nhà bếp và phòng tắm và xây dựng thêm để thích ứng với các nhu cầu của họ, thay vì dọn tới một căn nhà lớn hơn, theo một cuộc thăm dò các xí nghiệp kiến trúc. Có nhiều kiến trúc sư nói họ đang nhận thấy nhu cầu và những dò hỏi về các dự án tân trang nhà, kể cả những cải tiến về nhà bếp, phòng tắm và làm thêm phòng cho căn nhà. Và nhiều kiến trúc sư nói tình hình làm ăn trong thị trường những người mua nhà lần đầu và nhà với giá có thể kham nổi cũng cải thiện trong tam cá nguyệt thứ tư của năm 2009, so với cùng thời kỳ một năm trước, theo cuộc thăm dò về chiều hướng thiết kế nhà của Học Viện Kiến Trúc Sư Mỹ (AIA), được công bố hôm Thứ Ba. Cuộc khảo sát khoảng 500 xí nghiệp kiến trúc nhà ở được thực hiện mỗi tam cá nguyệt.
Một tỉ lệ ròng 28% các kiến trúc sư trả lời cuộc khảo sát nói họ đang nhận thấy sự quan tâm nhiều hơn trong số các chủ nhà muốn tân trang nhà bếp và phòng tắm, tăng từ tỉ lệ -16% một năm trước đây, và một tỉ lệ ròng 21% nói nhu cầu xây dựng thêm phòng và thay đổi dụng đích của căn phòng đang cải thiện, so với -14% một năm trước. Các con số của cuộc thăm dò được tính toán bằng cách lấy số người báo cáo một sự cải tiến trong tình hình làm ăn trừ đi số người báo cáo một sự sụt giảm (do đó, tỉ lệ có thể là một số âm). “Hiện vẫn còn quá sớm để cho rằng thị trường nhà ở đã hoàn toàn hồi phục, nhưng có hai dấu hiệu đáng khích lệ - các điều kiện kinh doanh tổng quát đang khá hơn nhiều so với một năm trước đây vào thời điểm này, và chúng ta đang chứng kiến sự cải thiện trong các lãnh vực đó, có thể đưa tới một sự cải thiện rộng rãi hơn trong thị trường nhà cư: tân trang và thay đổi những căn nhà hiện hữu,” theo lời ông Kermit Baker, kinh tế gia trưởng của AIA, trong một thông cáo báo chí. “Ðang có tâm trạng nghĩ rằng lớn hơn không phải là điều tốt hơn cho căn nhà, xét trên một viễn ảnh đầu tư,” ông Baker nói trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại. Ðối với những người mua nhà lần đầu, ông Baker nói rằng tình hình có thể đang cải thiện nhờ khoản tín thuế dành cho người mua nhà lần đầu, lãi suất vay tiền mua nhà thấp và khả năng của những người mua lần đầu này trong việc mua một căn nhà mà không phải bán một căn nhà hiện hữu trước tiên. Sửa sang nhà bếp và phòng tắm: Phần lớn, các nhà bếp đang được nâng cấp với những cải tiến và đặc điểm có tính cách thực tế để làm cho diện tích hữu dụng hơn. Theo cuộc thăm dò, năm sản phẩm và đặc điểm thông dụng nhất cho nhà bếp là: -Có nơi chứa đồ tái chế biến, được dành để chứa lon, giấy,... có thể dưới hình thức một ngóc ngách nào đó hoặc ngay cả một phần phía dưới các ngăn tủ của nhà bếp. -Chỗ dành cho việc chuẩn bị nấu nướng lớn hơn. -Các vật liệu lót sàn có thể làm mới trở lại. -Các vật liệu cho mặt bàn bếp có thể làm mới trở lại. -Có khu vực đặt máy điện toán hoặc những trạm tái nạp điện để tái nạp điện các máy điện toán xách tay, điện thoại lưu động và các máy PDA (một loại máy điện toán bỏ túi, thường chỉ nhỏ bằng bàn tay). Khuynh hướng ưa chuộng sự thực dụng và ít hào nhoáng có thể được thấy ở phòng tắm. Người ta đang tránh xa những phòng tắm hơi có các ngăn kéo và kệ có thể sưởi ấm khăn tắm, và thay vào đó chú trọng vào những đặc điểm sẽ giúp họ kiểm soát tốt hơn các chi phí về tiện ích, ông Baker nói. Năm sản phẩm và đặc điểm được ưa chuộng nhất cho phòng tắm là: -Các bồn cầu tiết kiệm nước. -Sàn được sưởi nóng bằng hệ thống tỏa nhiệt ở phía dưới. -Thiết kế hoặc các đặc điểm có thể thích ứng và cho phép các chủ nhà dễ sử dụng khi về già. -Ðèn LED (Light-Emitting Diode: Ðiốt phát sáng) source NGUOI VIET Online | ||
|
Công Ty TNHH TV XD và TM Bình Hoa
327/9B/16 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh Tp.HCM HP0903967439 email : hdangbinh@gmail.com
Facebook:
http://www.facebook.com/binhhoasaigon
http://www.facebook.com/binhhoacompany
Nội dung - Contents
Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010
Sửa nhà thay vì mua nhà khác lớn hơn
Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010
Tân trang nhà sao cho có lợi về sau
source
NGUOI VIET Online
Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010
Cầu thang: Lỗi nhỏ vấp hoài
Ngày 06.03.2010 Giờ 08:53
LTS: Vai trò của thiết kế trong xây nhà lâu nay đã không thể phủ nhận, bởi bản vẽ thiết kế ngoài những giá trị về pháp lý (xin phép, hoàn công) còn là cơ sở quan trọng nhất để tiến hành xây dựng (thiết kế kỹ thuật thi công). Tuy nhiên, từ bản thiết kế đến thực tế xây dựng xong ngôi nhà vẫn còn những khoảng cách, ít hay nhiều tuỳ thuộc vào các yếu tố như năng lực thiết kế, năng lực thi công, vật liệu sử dụng, thời gian tiến độ, sự can thiệp của gia chủ… thậm chí nhiều thiết kế tốt, thi công chuẩn nhưng khi đưa vào sử dụng vẫn bộc lộ lắm bất cập. Chuyên mục Từ thiết kế đến công trường được mở ra nhằm chia sẻ cùng bạn đọc, các chủ nhà và nhà chuyên môn những kinh nghiệm trong quá tình tìm kiếm giải pháp hoàn thiện một công trình sao cho phù hợp, kinh tế, an toàn và thẩm mỹ. Trong bài viết mở đầu mục này, KT&ĐS xin giới thiệu bài viết của KTS Thành Tuyên xung quanh cái cầu thang. Mong nhận được bài viết hưởng ứng của bạn đọc. Thư từ bài vở xin gởi về bandocktds@sgtt.com.vn.
Kiến trúc & Đời sống - Trong quá trình làm nhà, có hàng trăm thứ phải lo, hàng ngàn chi tiết phải mua sắm, gia công, lắp đặt. Khoan bàn đến những công trình xây ẩu, không có người chuyên môn, không có thiết kế để xảy ra vô vàn bất cập và bất an, nhiều công trình có thiết kế hẳn hoi, khi làm vẫn vướng phải những chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”, như chuyện tại khu vực cầu thang chẳng hạn.
Cảm giác đụng đầu: làm cầu thang đụng đầu là chuyện hay gặp trước kia nếu thiết kế ẩu hoặc thi công bởi thợ tay ngang không có bản vẽ. Nhưng “cảm giác đụng đầu” lại là một chuyện… khó tả, bởi đã là cảm giác thì mỗi người mỗi khác.
KTS. H. từng tá hoả khi nghe chủ nhà kêu xử lý gấp vì “cầu thang nhà anh bị đụng đầu rồi em ơi!” Không lẽ thiết kế đã tính toán kỹ mà vẫn bị sao, H. nghĩ vậy và muốn… khóc khi gặp chủ nhà tại công trường. Đúng là ngay chỗ bậc thang có “sự cố” thì không hề đụng gì cả. Nhưng người đi trên cầu thang lại luôn có cảm giác dầm sàn giăng ngang trước mắt, và đa số mọi người đều… đưa tay lên rờ cái dầm ấy một cái, nhất là lúc đi xuống! Từ đó H. rút ra kinh nghiệm: cảm giác cũng là cái có thật! Các vị trí cầu thang có sàn hay kết cấu khác giao cắt bên trên thì khoảng cách thông thuỷ ít nhất phải hơn 2m. Và cũng như xử lý ram dốc xuống hầm, khoảng 2m ấy phải đo theo đường nghiêng của cầu thang chứ không phải đo thẳng đứng!
Dầm đà tại vị trí này đã phải gọt bớt đáng kể mà vẫn gây khó chịu khi lên xuống cầu thang | |
Cửa sổ của phòng vệ sinh này mở ra ngay tầm mắt người đi trên cầu thang. Do đó kiến trúc sư phải điều chỉnh bằng cách mở bật vào trong và dán decal mờ! | Trước khi đúc bêtông sàn trên, nhà thiết kế đã kịp… cắt một phần sàn để vị trí cầu thang không còn “cảm giác đụng đầu”. |
Gầm thang, dùng sao cho khéo: cầu thang dưới trệt hay được tận dụng làm kho hoặc phòng vệ sinh. Và chuyện đụng đầu hoặc sử dụng kém hiệu quả cũng thường xảy ra ở đây. Nhiều thiết kế vẽ trên mặt bằng khu vực gầm cầu thang ở khoảng bậc số 10 trở lên là làm được không gian sử dụng, nhưng thực ra ngay tại vị trí bậc 10 thì mặt trên cầu thang mới cao hơn sàn dưới khoảng 1,7m, chưa kể bản đúc cầu thang, mặt bậc xây gach, lớp tô trát… tổng cộng có khi hơn 3 tấc, gầm cầu thang khi đó bên dưới chỉ còn thông thuỷ chưa tới 1,4m. Tất nhiên việc đụng đầu là không tránh khỏi! Nhiều nhà thầu đành phải chỉnh sửa bằng cách khoét nền nhà sâu xuống vài bậc, hoặc đặt các chức năng ít sử dụng vào đây như bể nước, máy bơm, kho lặt vặt hay bố trí tiểu cảnh cho… chắc ăn.
Từ mũi bậc đến tay vịn: khi hoàn thiện bậc thang bằng đá granite hay gỗ thì luôn có mũi bậc. Tuy nhiên nhiều cầu thang lúc thiết kế thì thấy chia bậc bình thường, vậy mà khi ốp lát hoàn thiện thì các mũi bậc bị “rượt đuổi” dần dần rồi lấn ra sàn hoặc chiếu nghỉ đến cả tấc! Ngoài nguyên nhân thi công ẩu thì phải cần xem lại thiết kế thực sự đã “trừ hao” hay chưa. Những vị trí có xẻ bậc thì buộc phải đảm bảo phần thịt còn lại của từng bậc theo như nguyên lý thiết kế cấu tạo mà một số nhà thiết kế lắm lúc “không thuộc bài”. Xử lý phần lan can tay vịn cũng vậy, cho dù hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất cung cấp các dạng lan can tay vịn theo dạng làm sẵn đúng tiêu chuẩn nhưng cầu thang nhà ở tư nhân lại ít được điều kiện thoải mái về diện tích như cầu thang công cộng hoặc văn phòng, do đó nhiều lúc vẫn phải “chế biến” theo thực tế sao cho hài hoà cũng như đạt được ý tưởng của kiến trúc sư.
Còn khá nhiều chuyện nhỏ mà không nhỏ, gây khó chịu ở khu vực cầu thang. Trong hình ảnh ở đây tạm “sưu tập” một số ví dụ như cửa sổ toilet mở ra ngang tầm nhìn, dầm chiếu nghỉ đụng vai khi lên xuống… mà thực tế nhiều nhà thầu đã phải “sáng tạo” giúp khi các bản vẽ thiếu thể hiện chu đáo. Chính KTS H. kể trên và đồng nghiệp của anh đã không ít lần phải xuống “xử ngay tại chỗ” cho các ngôi nhà thi công phần lan can cầu thang tại các vị trí bẻ cua khó hoặc chiếu nghỉ xẻ bậc nhiều, bởi bản vẽ không thể hiện hết được. Cả thợ lẫn thầy (kiến trúc sư, kỹ sư) đều nhăn nhó và chép miệng than “đoạn trường ai có qua cầu (thang) mới hay” là vậy!
Cầu thang trong chung cư cũ này khá chuẩn về cách chia bậc và xử lý mũi bậc tại các vị trí rẽ quạt | Cho dù gia chủ khéo léo trang trí, tranh thủ đặt thêm vài bức tranh thì chỗ đà ngang dễ đụng vai và đóng bụi này hoàn toàn có thể giấu được bằng cách làm đà nhỏ lại ngay từ đầu hoặc xây tường đôi |
KTS Thành Tuyên
source
http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=63691&fld=HTMG/2010/0304/63691
Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010
7 cấm kỵ trong phong thủy đầu giường
Nếu đầu giường của bạn không kê sát vào tường hoặc tủ quần áo sẽ hình thành thế "không chỗ tựa" được gọi là điềm "hung cô đơn". Lúc này bạn sẽ khó được quý nhân phù trợ, dễ sinh tiêu cực và thường có cảm giác cô đơn, trống trải, uể oải trong mọi công việc.
Nếu giường kê trong phòng ngay dưới dầm ngang sẽ hình thành cảm giác như luôn bị đè nén, trong phong thủy gọi là "hung hình". Dầm ngang nằm bất kỳ bên trên nơi nào của giường đều ảnh hưởng tới sức khỏe của bộ phận đó. Nếu dầm ngang vắt ngang qua đầu giường sẽ làm bạn luôn cảm thấy nhức đầu, đồng thời tính tình cũng trở nên khô khan.
Nếu phòng ngủ ngay cạnh bếp thì đầu giường không nên kê sát vào tường bếp lò, bởi bếp lò thuộc "Hỏa", "Hỏa" thêm "Hỏa" sẽ dễ sinh bệnh tật nhất là các bệnh về gan, tim; đồng thời cũng làm tính tình bạn trở nên hay cáu gắt, bức xúc trước mọi việc.
Nếu cửa toa lét hướng thẳng vào đầu giường, bạn đã phạm phải "Hung vi". Do toa lét luôn tỏa ra mùi xú uế và tiếng nước dội rửa làm bạn khó ngủ và làm thần kinh bạn luôn căng thẳng.
Bất kỳ phía nào của giường đối diện với gương lớn đều không có lợi. Ngoài ảnh hưởng sức khỏe và tình cảm vợ chồng còn ảnh hưởng tới cả tài vận và đường con cái. Điều này càng có ảnh hưởng lớn khi đặt gương dưới chân giường, hình thành thế "Hung cảnh". Chiếc giường này giống như "gương chiếu quỷ" dễ làm bạn sinh hoang tưởng và ảo giác.
Đầu giường hướng thẳng ra cửa phòng thuộc loại "Hung khí xung" dễ gây mất ngủ, tinh thần hay hoảng hốt; đồng thời trí nhớ giảm sút, dễ phạm sai lầm, không phân biệt rõ đúng sai.
Nắng chiếu vào đầu giường hoặc để đầu giường có nguồn sáng mạnh chiếu vào gọi là "Hung quang". Đầu giường bị nắng chiếu vào thường gây cho bạn hay cáu kỉnh, nóng nảy; các nguồn sáng mạnh khác chiếu vào đầu giường sẽ ảnh hưởng không tốt tới "số đào hoa" của bạn.
source
http://giadinh.net.vn/home/2010030510515396p0c1012/7-cam-ky-trong-phong-thuy-dau-giuong.htm