Công Ty TNHH TV XD và TM Bình Hoa

VP TP. HCM - HCMC Office :
327/9B/16 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh Tp.HCM HP0903967439 email : hdangbinh@gmail.com
Facebook:
http://www.facebook.com/binhhoasaigon
http://www.facebook.com/binhhoacompany

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009

Chuyện “thầy” phong thuỷ miệt vườn

BinhHoa Co.,Ltd.'s Blog Full Post View | List View

Binh Hoa - your own solution!!!

Chuyện “thầy” phong thuỷ miệt vườn
Chuyện “thầy” phong thuỷ miệt vườn magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=39785&fld=HTMG/2008/0902/39785

Ngày 02.09.2008 Giờ 17:32

Chuyện “thầy” phong thuỷ miệt vườn

Là người từng thiết kế và thi công nhà, tôi xin phép không đề cập đến phong thuỷ một cách “chính thống” ở đây, mà chỉ chia sẻ vài mẩu chuyện dở khóc dở cười xung quanh chuyện…dở hơi của “phong thuỷ nửa vời”. Hy vọng qua đó có thể giúp được nhiều người khi quyết định một việc rất hệ trọng của đời người: xây cất nhà

Cầu thang phải “vẽ” thêm một bậc chẳng giống ai cho phù hợp với cách đếm của “thầy” trong một căn nhà ở Trà Vinh

180 độ... xoay!

Anh chị khách hàng của tôi ở Trà Vinh là người tin phong thuỷ và đã trải qua nhiều lần xây nhà. Sau gần hai tháng tiếp xúc trao đổi, tôi mới hoàn chỉnh phương án thiết kế và bản vẽ. Theo đó, tôi bố trí miệng bếp theo hướng đông, phù hợp với kiến trúc căn nhà và được xem là hợp với chủ nhà (cũng là hướng đã được tuân thủ trong ngôi nhà trước đây của họ theo chỉ dẫn của một “thầy” chuyên coi việc cất nhà khá nổi tiếng ở địa phương). Tất cả diễn ra suôn sẻ và sẽ không có sự cố nếu không có một “thầy phong thuỷ” được mời đến sau đó.

Anh chị chủ nhà cho biết thầy này khá nổi tiếng ở TP.HCM. Tuy nhiên, khi được đề nghị tham vấn từ đầu, thầy đã không chịu “dời gót ngọc” đến Trà Vinh xem đất, mà chỉ nhận tư vấn qua... điện thoại. Thầy cho biết đã từng coi hướng cất nhà, mở văn phòng và rất nhiều người trong số đó hiện đã thành đạt, đang ăn nên làm ra. Qua điện thoại, thầy bảo cứ thiết kế “vô tư”, đến ngày khởi công thầy chỉ việc xuống xem qua một tí là được! Ngày khởi công, khi nghe chủ nhà trình bày phương án bố trí, thầy phán: “Bếp để hướng này là không ổn! Miệng bếp phải quay về... hướng tây!”. Nghĩa là, hướng bếp theo “trường phái” của thầy phải xoay 180 độ so với hướng bếp thiết kế theo “trường phái” của thầy địa phương.

Nhà bếp vốn không đủ rộng, không thể “cứ vô tư, lật qua lật lại là được” như đề xuất của thầy. Phương án thiết kế vì vậy phá sản! Ngày khởi công phải dời lại. Anh chị chủ nhà lục đục, “chiến tranh” có nguy cơ nổ ra. Thầy lên xe về thành phố, bỏ lại ngổn ngang công trường!

Phóng lao nên phải theo... “thầy”!

Một khách hàng khác của tôi vốn là giáo viên, gia đình có người làm việc trong ngành xây dựng. Khi họ định cất nhà, tôi được mời đến tư vấn thiết kế. Nhưng rồi tôi đã dội ra vì chủ nhà đưa cho bản thiết kế mặt bằng do thầy tự vẽ ra, trên đó thể hiện phòng ốc đầy rẫy “số đen”, “số đỏ” và chi chít các cung mệnh được cho là hợp với gia chủ và các thành viên trong nhà. Điều kiện thầy đưa ra cho chủ nhà là buộc người thiết kế nhất nhất tuân thủ bản vẽ của thầy.

Cùng dãy phố, nhưng nhà này so với nhà kia phải “nhô ra hơn một chút, cao hơn một chút (một cục gạch cũng được)” là “xúi quẩy” của không ít thầy phong thuỷ!

Vấn đề sẽ không đến nỗi tồi tệ nếu như “bản vẽ” của thầy chỉ có giá trị tham khảo hoặc nếu không cũng không quá phi khoa học như vậy. Theo đó, hằng ngày người chủ nhà này phải đi vào nhà một cách... vòng vèo, tuyệt nhiên không được vào cửa chính, mà phải bằng lối phụ dưới... đáy cầu thang! Ngoài ra, theo bản vẽ thầy đã “binh” thì không hề có một chút diện tích phụ, chủ nhà đã không thể “cựa quậy” gì thêm trong cái không gian... nhà phố trên mảnh đất dự kiến cất biệt thự vườn! Đất rộng là thế, nhưng diện tích cất nhà được thầy ấn định một cách chi li, nhà vệ sinh chỉ vỏn vẹn trên dưới 2,2 mét vuông cho tất cả các phòng, kể cả phòng chính. Sự phân tích, tư vấn nghề nghiệp của tôi hoàn toàn không có tác dụng khi chủ nhà nói cùng với việc đưa ra “phương án thiết kế”, thầy còn bảo đảm: “Cứ làm theo thầy, ngày khởi công bạc tỉ sẽ có trong tay!”. Đỉnh điểm của sự hài hước là khi chủ nhà buột miệng nói với tôi rằng hiện chưa có tiền, nhưng “bấm bụng” làm đại vì “Thầy này giỏi lắm, nhiều người tin thầy lắm!”. Đến nước này, tôi phải hỏi: “Cô không chơi chứng khoán, không kinh doanh bất động sản, vé số trúng bạc tỉ cũng không còn phát hành nữa, mà cô cũng không chơi vé số. Vậy tiền tỉ ở đâu ra?”...

Đồng nghiệp của tôi nghe chuyện đều cho rằng đây có vẻ đang là “mốt” trong ngành xây dựng hiện nay, là chuyện buồn cho người hành nghề thiết kế, và cho chính chủ nhà. Có không ít chủ nhà cả tin phải rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười, thậm chí vỡ nợ vì lỡ trót phóng lao nên phải theo… thầy! Có người cắc cớ hỏi: “Nếu giỏi vậy, sao thầy không vẽ nhà cho chính mình để ngày khởi công lấy tiền tỉ, mà đi xem cho người khác chỉ để nhận ít tiền công?”.

Khi thầy... phán!

Sau khi khảo sát hiện trạng một ngôi nhà phố, một “thầy miệt vườn” đã tư vấn cho chủ nhà cần phải cải tạo ngôi nhà ngay lập tức với chiều cao hơn nhà bên cạnh một chút, “cao hơn... một cục gạch cũng được”! Tuy là dãy phố hiện hữu vốn được yêu cầu xây dựng bằng mặt phố, nhưng thầy vẫn cứ bảo phải ốp đá loại dày cho nhô ra hơn nhà kế bên, như vậy làm ăn mới khá!

Theo không ít thầy, hành lang từ trước vào nhà sau phải luôn bên tay trái, tức phía trước nhìn vào (!?)

Bấy lâu nay, hai hộ cùng buôn bán chung một mặt hàng, vào ra vốn dĩ va chạm xích mích như lẽ thường trong cuộc sống hay gặp phải. Nhưng từ sau tư vấn của thầy, hai căn nhà liền kề trong dãy phố vốn hài hoà nay bắt đầu “chỏi” nhau thấy rõ. Đợi thân chủ của thầy cải tạo nhà xong, hộ kế bên lập tức tự cơi nới (chấp nhận bị phạt do không xin được giấy phép), tất nhiên lần này phải “gác” trở lại bên kia bằng việc nâng mái nhà cao hơn hộ trước... hai cục gạch. Chủ hộ cho biết thực ra không có ý định làm bởi nhà không nhiều người, nhà cũ vốn khá rộng ở vẫn không hết, nhưng vẫn phải làm vì “mỗi lần ra vào nhìn họ là... thấy ghét!”.

Lần nọ, ngôi nhà của anh bạn tôi được giới nghề nghiệp đánh giá cao nhờ bố trí khá hợp lý về công năng sử dụng, hài hoà về màu sắc, có phong cách về kiến trúc. Tiến độ hoàn thiện nhà đang vào giai đoạn gấp rút để bàn giao. Không ít người đi ngang thấy nhà đẹp xin vào tham khảo cho ngôi nhà tương lai của mình. Một hôm, nhóm người bà con của chủ nhà ở quê ra đến tham quan, trong đó có một thầy chuyên coi việc cất nhà, ngày cưới hỏi đám tiệc...

Đi một vòng nhà, trong khi nhiều người khen thì thầy phán những câu “chết người”! Theo thầy, tất cả việc bố trí của người thiết kế là... “sai”, từ cầu thang cho đến hướng bếp, từ lối vào nhà sau đến số bậc cầu thang... Và “kết luận” nhà này xây xong sẽ làm ăn không ổn, tốn hao tài lực, con cái bất kính... cùng những phán đoán sặc mùi mê tín khác! Chủ nhà đùng đùng nổi giận, dù đủ tế nhị nhưng đã không đủ bình tĩnh nên vội vàng... tiễn “vị thầy” không mời mà đến này!

Những trường hợp nêu trên nên được xem như một cảnh báo về mặt trái của phong thuỷ trong đời sống hiện nay. Với những ai đang có ý định cất nhà, lời khuyên đưa ra là phải biết “miễn nhiễm” với những tư vấn, những “chống chỉ định” vô lý dễ dẫn đến những mối bất hoà không đáng có không chỉ đối với chính gia đình mình mà còn cả với láng giềng. Cái gọi là “công thức” được đưa ra bởi rất nhiều “thầy miệt vườn” mà phong thuỷ thực sự tuyệt nhiên không hề có và không hề muốn đạt tới.

Bài và ảnh: KTS Lê Công Sĩ (Trà Vinh)
Hướng lên cầu thang là một trong những “chống chỉ định” của thầy: có “trường phái” buộc đi lên ngược chiều kim đồng hồ, có “trường phái” buộc phải ngược lại Phần tường không hoàn thiện này là “sản phẩm” của thầy phong thuỷ, hai chủ hộ liền kề không hợp tác với nhau


Đó là một trong những câu chuyện éo le khi KTS "gặp" mấy thầy phong thủy trời ơi. Kiến trúc sư khổ, gia chủ khổ và đôi khi hàng xóm cũng khổ vì mấy thầy phong thủy trời ơi này. Ngoài ra còn có những bài viết khác về phong thủy của các kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm. Mời bạn đọc trên Kiến trúc & Đời sống số 29, có trên các sạp báo ngày thứ tư, 3.9.2008.

Thursday October 16, 2008 - 12:12am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Nhà vườn 200 m2
Nhà vườn 200 m2 magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=39858&fld=HTMG/2008/0903/39858

Ngày 04.09.2008 Giờ 15:04

Nhà vườn 200 m2

Kích thước 10 x 20m có thể là nhỏ cho một nhà vườn, nhưng căn nhà 200m2 này mang đến cảm giác sống trong nhà vườn cho chủ nhân

Chủ nhà là cặp vợ chồng doanh nhân trẻ. Họ muốn ngôi nhà có nhiều không gian để thoả mãn nhu cầu thư giãn khác nhau. Và kiến trúc sư đã giúp họ toại nguyện.Thoạt nhìn, đó là ngôi nhà hướng nội với một bên là cổng vào garage và bên còn lại là cánh cửa nhỏ, chen giữa là bức tường ốp đá chẻ. Nhưng bước chân vào nhà, lại có cảm giác đó là căn nhà hướng ngoại. Mọi không gian đều được thiết kế hướng ra khoảng vườn bao bọc ba phía ngôi nhà. Cửa chính của phòng khách quay ra vườn bên hông căn nhà. Trên hàng hiên có một chiếc ghế dài. Phía trước phòng khách là hồ nhỏ róc rách tiếng nước chảy. Phòng ăn với các cửa rộng mở nhìn ra cây khế đang ra trái, bếp mở ra “ngắm” dàn cây leo. Trên sân thượng cũng có vườn. Một chiếc ghế bố đặt bên hàng trúc lao xao là nơi ưa thích của chủ nhân. Khoảng vườn xung quanh không lớn lắm cũng mang tới cảm giác ngôi nhà nằm trong vườn. Đi kèm với cảm giác gần gũi thiên nhiên là nhiều không gian thư giãn đủ tiện nghi, thiết kế hiện đại, có nét riêng cho người hưởng thụ. Phòng nghe nhạc, xem phim dành cho người chồng được chăm chút với kệ chứa đầu máy chắc chắn, chất liệu mộc mạc, có những lưu ý cho chất lượng âm thanh. Phòng riêng dành cho người vợ nằm trên gian áp mái. Đó là căn phòng trang trí tông màu phụ nữ ưa thích với chất liệu vải mềm mại có điểm hoa văn trên tường.

Bài và ảnh: Vũ Anh Vũ

KTS: Lê Nhật Tân, công ty thiết kế Arch Trần
Thi công: công ty Việt Trần

Phòng ăn mở hết ra bên ngoài

Diện tích đất 10 x 20m được chủ nhà mở ba mặt để hoà mình với thiên nhiên

Một chiếc ghế đặt bên hàng trúc lao xao trên sân thượng là nơi ưa thích của chủ nhân

Phòng nghe nhạc được chăm chút của người chồng

Dàn dây leo làm dịu mát cảm giác nóng khi đứng bếp Không gian bếp nhẹ nhàng nhờ tông màu sáng

“Thế giới” riêng của nữ chủ nhân


Mặt bằng trệt


Mặt bằng lầu 1


Wednesday October 15, 2008 - 07:56am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Nối cũ với mới
Nối cũ với mới magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=39784&fld=HTMG/2008/0902/39784

Ngày 02.09.2008 Giờ 17:25

Nối cũ với mới

Ngôi nhà này nằm trong một con hẻm trên đường Võ Thị Sáu, quận 3, có khuôn viên đất vốn được chia làm hai ngôi nhà trước (1 trệt, lợp ngói) và sau (3 lầu, mái bằng) với hai lối đi và cổng riêng biệt

Vấn đề đặt ra là khi hợp nhất thành một nhà thì các chức năng cũ như bếp và phòng ngủ trở nên thừa, trong khi phòng ăn và không gian sinh hoạt gia đình lại thiếu. Việc sử dụng sẽ khá bất tiện vì luôn phải đi qua một khoảng sân giữa, nhưng thiếu sân này thì nhà lại không đủ thoáng! Giải pháp được gia chủ thống nhất với KTS là nối hai khối nhà bằng một phòng ăn lợp mái (có giếng trời) để mở rộng bếp và chuyển phòng khách về khối nhà sau. Nhờ vậy, tầng trệt khối phía trước trở nên linh hoạt hơn với điểm nhấn là phòng sinh hoạt hình tròn, xung quanh toả ra các phòng ngủ của cha mẹ và hai con. Khoảng sân cũng được “hợp nhất” cho rộng hơn và lợp mái một phần bên hông để làm nhà xe, cũng là lối vào phòng khách phía sau, dẫn dắt bằng những bồn hoa nhỏ khiến ngôi nhà tươi tắn hơn bởi sắc sơn trắng và những mảng cây xanh nhẹ nhàng. Cách đảo cửa chính sang bên hông (vào ngay vị trí phòng ăn) vừa hợp với ý muốn của gia chủ, vừa giúp cho khách không phải đi xuyên qua phần nhà trước. Những ngăn chia bên trong nhờ vậy cũng trở nên linh hoạt hơn với gam màu trắng-xám thống nhất, điểm xuyết thêm vài mảng màu sắc tuỳ theo công năng sử dụng.

Bài: KTS Ngọc Định
Ảnh: Khánh Phương - T.T
Toàn cảnh ngôi nhà sau khi sửa: phần hiên trước được cắt bỏ cột và mái bằng, thay vào khoảng mái lợp kính nhẹ nhàng tạo thêm chỗ ngồi thư giãn Phần hiên của ngôi nhà trước khi sửa
Khoảng sân trước khi sửa và sau khi sửa đã biến thành nơi ngồi thư giãn
Sân giữa hai phần trước khi sửa đã được biến thành phòng ăn với góc chụp từ trong ra và từ ngoài vào
Lối vào sân phía sau trước khi sửa được cải tạo làm phòng ăn, với cửa mở vào bên hông tách biệt với phòng khách
Góc phòng sinh hoạt chung ở nhà phía trước

Mái che sân giữa sau khi cải tạo được coi là phần nối giữa nhà trước và nhà sau

Mặt bằng hiện trạng nhà cũ Mặt bằng trệt đã cải tạo


Ngoài ra, còn nhiều bài viết tham khảo, những giải pháp bổ ích trong các mục nhà cửa, nội thất, giải pháp... Mời bạn đọc trên Kiến trúc & Đời sống số 29, có mặt trên các sạp báo sáng mai, thứ tư 3.9.2008.

Wednesday October 15, 2008 - 07:48am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Về nhà làm việc!
Về nhà làm việc! magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=40242&fld=HTMG/2008/0911/40242

Ngày 16.09.2008 Giờ 14:14

Về nhà làm việc!

Chủ căn nhà này có thể nói như vậy vì trong nhà có đủ không gian đáp ứng cho nhu cầu làm việc như một văn phòng

Ông bà chủ đều là doanh nhân. Cuộc sống tương đối ổn định. Công việc của họ không đòi hỏi phải dành toàn thời gian ở văn phòng. Vì vậy, nhà vừa ở vừa làm việc (home-office) là một dạng phù hợp. Thật lý tưởng khi họ tìm được ngôi nhà nằm ở một quận vùng ven trong khu quy hoạch mới, không quá xa trung tâm. Từ căn nhà này, họ vẫn có thể lo công việc kinh doanh của mình, tổ chức các cuộc họp, thảo luận với ít đối tượng có chọn lọc. Căn nhà có thể chia thành ba khối riêng, xen giữa là những khoảng trống để thông thoáng, lấy gió và ánh sáng. Ở tầng trệt, khoảng trống này chính là một sân nằm sâu trong nhà để từ phòng ăn, phòng khách đều có thể ngắm nhìn. Giải pháp này mang đến cho ngôi nhà một nét khác biệt, giúp cho gió và ánh sáng tiếp cận sâu hơn so với các khu vực sinh hoạt. Phòng khách, phòng ăn đều có hàng loạt cửa sổ tiếp cận với vườn, hồ nước bên ngoài. “Đứng ở đâu trong nhà, tôi cũng có thể ngắm nhìn cây, cỏ và nắng. Đây là cái mà căn nhà trong phố của tôi không có được”, chủ nhà nói. Trên lầu tập trung các không gian sinh hoạt riêng như phòng ngủ, phòng giải trí. Các phòng này đều chú ý đến việc lấy sáng tự nhiên và các góc nhìn ra bên ngoài. Người thiết kế còn chú ý cả đến việc dẫn ánh sáng khi bố trí các cửa sổ lấy sáng từ cầu thang vào bên trong.Mạng internet và các thiết bị thông tin liên lạc đã “nối văn phòng” trong nhà với công ty. Ở đây, họ cũng có thể tổ chức những cuộc họp nhỏ, ngắn gọn để bàn việc kinh doanh. Hiện mỗi tuần, họ chỉ lên văn phòng một hai lần, mọi việc khác có thể làm tại nhà. Một “văn phòng tại gia” tiện lợi và phù hợp với công việc, với lứa tuổi.

Bài và ảnh: Thu Thuỷ

Thiết kế: KTS Dương Trí Dũng
Thi công: Công ty Lê Hoàng, 6/17 Yên Thế, Q. Tân Bình

Nhà không quá xa trung tâm để có thể đi về lo việc kinh doanh Hồ nước ngay giữa khối nhà để vừa trang trí, vừa làm chức năng điều hoà nhiệt độ
Tạo độ dốc cho thảm xanh để không đơn điệu
Phòng khách mở hết ra ngoài Hồ nước lung linh để không gian “sống” hơn
Văn phòng tại nhà Phòng ngủ đơn giản ít vật dụng
Phòng ăn như nằm ngay giữa vườn Phòng tắm được chiếu sáng hoàn toàn bằng ánh sáng trời
Mặt bằng lầu 1
Mặt bằng lầu 2
Wednesday October 15, 2008 - 07:38am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Hướng ngoại
Hướng ngoại magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=41483&fld=HTMG/2008/1007/41483

Ngày 09.10.2008 Giờ 14:20

Hướng ngoại

Bằng cách tạo ra khu vườn hình chữ L bao quanh, kiến trúc sư Vương Hoàng Lê đã thiết kế tất cả các không gian chức năng đều hướng ra ngoài. Phòng khách với các khung cửa lớn bao quanh nhìn ra một màu xanh mát mắt. Bếp cũng có một cửa riêng đi ra vườn, nên lúc nào cũng thoáng và dễ chịu. Căn nhà còn có phần sân lấn vào bên trong với vai trò như một sảnh đón. Cây xanh được trồng lan vào bên trong nhà giúp xoá đi khoảng cách trong ngoài. Ở tầng lầu, các phòng ngủ cũng được bố trí sao cho phòng nào cũng có từ một đến hai hướng nhìn ra ngoài trời. Tầm nhìn ngang tán cây cho cảm giác thư thái và tách biệt với con đường bên dưới.

Thu Thuỷ

Lối vào nhà

Bếp thoáng dạng nhỏ cửa mở ra bên ngoài

Phòng khách với những khung cửa lớn có cây xanh bao quanh

Kệ sách thấp ngăn giữa phòng ngủ và nơi làm việc

Phòng ngủ được chia ra một bên làm việc và bên ngủ


Wednesday October 15, 2008 - 07:27am (PDT) Permanent Link | 0 Comments

Add BinhHoa Co.,Ltd.'s Blog to your personalized My Yahoo! page:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ