Công Ty TNHH TV XD và TM Bình Hoa

VP TP. HCM - HCMC Office :
327/9B/16 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh Tp.HCM HP0903967439 email : hdangbinh@gmail.com
Facebook:
http://www.facebook.com/binhhoasaigon
http://www.facebook.com/binhhoacompany

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009

Mở cửa nhà phố

BinhHoa Co.,Ltd.'s Blog Full Post View | List View

Binh Hoa - your own solution!!!

Mở cửa nhà phố
Mở cửa nhà phố magnify
Ngày 16.10.2008 Giờ 19:07

Mở cửa nhà phố

HỎI: Tôi chuẩn bị xây nhà phố một trệt ba lầu, nay tôi muốn được quý báo tư vấn giúp tôi về bố trí cửa ra vào, cửa sổ sao cho hợp phong thuỷ (Đinh Thế Duy, phường Tân Phong, quận 7)

Nhà tôi là dạng nhà hai mặt tiền nên có thể mở khá nhiều cửa ra vào tiện cho kinh doanh, nhưng tôi phân vân không biết nên mở thế nào vì có người nói nhà mở nhiều cửa không tốt. Nhờ trang phong thuỷ của KT & ĐS góp ý giúp (Phạm Thị Lương, luongpham57@...)

TRẢ LỜI: Không gian nhà phố vốn đóng khung theo dạng hình ống, do đó nếu từ lúc bố trí ban đầu mà thiếu chú ý bố trí hệ thống cửa (khí khẩu) cho hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà, thiếu ánh sáng và thông gió kém. Việc phân bố hệ thống cửa đi trong nhà phố cho hợp phong thuỷ cần vận dụng theo nguyên lý âm dương, cát hung theo hướng và tránh trực xung.

Có thể làm “cửa ảo, cửa giả“ tại vị trí hợp hướng (mà không thể mở cửa) như là một cách thức trang trí phù hợp với phong thuỷ và tâm lý

Hài hòa âm dương

Nguyên lý âm dương thể hiện trong không gian sống tùy theo các quan hệ trong - ngoài, trên - dưới, trước - sau... của ngôi nhà. Ví dụ, cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao nắng gió ra - vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới thấp bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa. Những không gian cần tĩnh lặng, thư giãn như phòng ngủ, phòng làm việc thì khi mở cửa phải chú ý tránh vùng dương tác động trực tiếp vào người sử dụng. Vùng dương là vùng di chuyển thường xuyên, nên mở nhiều cửa tức là tăng nhiều lối đi lại, khó bố trí nội thất. Những không gian chuyển tiếp như đầu cầu thang, lối vào phòng, hành lang… thì không nên mở cửa nhiều hoặc quá rộng vì sẽ gây ra hút gió, thiếu an ninh. Có thể dùng những khung cửa có cánh cố định hoặc lật nghiêng, dùng gạch kính để vẫn đảm bảo cân bằng âm dương trong – ngoài. Cửa thông thoáng trong phòng vệ sinh cũng vậy, không cần làm quá rộng hoặc cao vì sẽ khó khăn khi đóng mở, gió hút mạnh. Có thể sử dụng cửa chớp lật nghiêng kết hợp với giếng trời có cửa trên cao (thiên song) là phù hợp điều kiện với nhà ống phố thị hiện nay.

Phân bố cửa theo hướng cát hung

Khi cửa (nhất là cửa chính) mở ra hướng xấu tức là cửa đó sẽ dẫn vào nhà các điều bất lợi. Ví dụ hướng nắng chiếu gay gắt hoặc xe cộ bụi bặm thường xuyên thì nên mở cửa hạn chế và dùng tấm che nắng tạo khoảng đệm như ngôi nhà truyền thống cha ông ta đã làm khá hiệu quả. Phân bố cửa còn cần chú ý tính chất cát hung của không gian nội thất. Ví dụ phòng ngủ nếu có cửa đi ra ban công thì nên bố trí về phía cuối chân giuờng. Cửa ra vào phòng vệ sinh mở ngay vào đầu giường ngủ hay mở ra bàn ăn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bữa ăn, giấc ngủ. Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng. Cửa bếp tránh mở thẳng với miệng lò, hay nói cách khác người bước vào bếp không được nhìn thấy ngay bếp, vì luồng di chuyển trực diện sẽ đưa gió, bụi thổi thẳng vào hoả môn dễ gây cháy nổ và người nấu bếp dễ bị giật mình vì không quan sát được sau lưng. Cửa nhà vệ sinh cũng vậy, không nên mở thẳng vào miệng bếp vì thuỷ kỵ hoả và uế khí từ khu vệ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nấu nướng và ăn uống, hại cho sức khoẻ.

Ta đã biết các quan điểm về hướng trong nhà ở, nên ngoài việc mở cửa theo hướng hợp mệnh cung gia chủ, cách mở cửa đi cần để ý các hướng khí hậu, giao tiếp sao cho hài hoà cảnh quan và thuận tiện trong sử dụng.

Cửa đi ra ban công phòng ngủ mở phía cuối chân giường để giữ vùng khí tĩnh cho nơi ngủ

Mở cửa tránh trực xung

Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau thì sẽ hình thành một ống hút khí theo chiều dọc, gió lùa bụi bặm và tầm nhìn từ ngoài xuyên suốt vào trong, vừa mất cân bằng âm dương (vì vùng di chuyển dương nằm về một phía trong khi vùng còn lại thuần âm) vừa gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau. Nếu nhà có sân rộng thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên bố trí lệch nhau. Hoặc nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông thẳng (trực xung).

Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Việc sử dụng mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái gắn lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người cho rằng để “phản khí” là điều cần xem xét lại, vì gương có thể gây ra phản quang chói mắt và mang nhiều tính đối chọi. Dùng cây xanh, tạo khoảng lùi hợp lý, có mái hiên che chắn... vẫn là các biện pháp hợp lý hơn cả để giảm trực xung đối môn.

Trong phong thuỷ nhà ở, miệng dẫn khí (khí khẩu) của ngôi nhà là cửa chính, là cổng vào và cửa phòng (nói chung là hệ thống cửa đi). Khi xây cất thì vị trí và kích thước cửa đi cũng được quan tâm nhiều hơn vì ảnh hưởng đến giao thông và sắp xếp nội thất. Còn hệ thống các cửa sổ lại giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo tầm nhìn, thông thoáng khi cửa đi phải đóng vì lý do an ninh, xử lý kiểu dáng mặt đứng và gia giảm các luồng khí trong nhà. Do khuôn khổ trang báo có hạn, chuyên mục Phong thuỷ ứng dụng sẽ đề cập đến nguyên tắc bố trí cửa sổ hợp phong thuỷ vào một dịp thích hợp.

Nhà mở nhiều cửa có tốt chăng?

Nhà nào cũng luôn có nhiều loại cửa, cửa trước, cửa sau, bên hông... tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà. Tuy nhiên khoa học phong thuỷ vẫn luôn coi mỗi ngôi nhà – mỗi gia đình chỉ nên có một bộ cửa chính (đại môn hay chính môn) các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở chính môn. Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (như hướng nắng gió, điểm nhìn...) khi đó sẽ phải điều chỉnh cửa hoặc bít hẳn cửa chính, mở cửa khác làm cửa chính. Trong đô thị, đất đai nhà cửa vốn đa dạng, việc mở cửa chắc chắn sẽ gặp nhiều phức tạp và tùy trường hợp cụ thể để giải quyết. Tuy nhiên luôn cần tuân theo một vài nguyên tắc cơ bản sau: “Đa môn tắc đa khẩu” tức là nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, làm cho nắng và gió vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây ra rối loạn trường khí, phức tạp trong kiểm soát an ninh. Nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu – cửa trước rộng cửa sau hẹp- để thu hút nguồn khí vào nhà.

Khi gặp trường hợp nhà có hai hoặc nhiều mặt đường và do kinh doanh phải mở hết các cửa, thì vẫn cần nhấn mạnh cửa chính. Đồng thời các cửa phụ có thể giảm kích thước, dùng vật trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ các dòng khí phụ dẫn vào nhà.

Nhà phố nào cũng luôn có nhu cầu để xe phía trước, nên cần làm thêm lớp cửa phụ. Có thể theo dạng một rào thấp ở ngoài, cửa lớn ở trong. Hoặc có khoảng sân thì làm một tường rào với cửa cổng kín đáo bên ngoài để cửa chính bên trong sẽ mở được thường xuyên. Không gian đệm kiểu này giúp gia tăng khí tốt và giảm tác động xấu do giao thông bên ngoài đưa vào.

Bài: KTS Hà Anh Tuấn
Ảnh: Việt Khôi
Mở cửa trên mặt tiền nhà phố tương ứng với công năng sử dụng bên trong và hướng khí hậu để có biện pháp che chắn

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=41928&fld=HTMG/2008/1016/41928

Thursday October 16, 2008 - 11:44pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Tính bậc thang ra sao?
Tính bậc thang ra sao? magnify
Ngày 14.10.2008 Giờ 14:08

Phòng ngủ an lành

Nguyên tắc sắp xếp tốt nhất của giường ngủ vợ chồng trẻ là toạ cát hướng cát. Toạ ở đây là vị trí của đầu giường, hướng là hướng cuối giường (chân người nằm ngủ). Hướng cuối giường có thể nhìn chếch ra cửa sổ, cửa ra vào phòng ngủ nhưng tránh nhìn thẳng vào cửa phòng vệ sinh hoặc hành lang. Giường ngủ cũng cần xem xét phương vị so với các không gian trên và dưới. Ví dụ phòng ngủ trên lầu thì ngay dưới giường ngủ không nên là bếp nấu, vì bếp theo nguyên tắc phong thuỷ thì toạ hung, đặt giường ngủ trùng trên bếp cũng là vị hung, trường hợp sàn phòng ngủ đó là gác gỗ thì rất hại cho sức khoẻ vì bị đun nóng bên dưới. Cần tránh để các dầm xà băng qua trên giường ngủ gây cảm giác đè nặng bất an cho người nằm ngủ bên dưới. Tránh các cấu kiện trang trí phức tạp hoặc ngóc ngách trong phòng ngủ, sẽ là nơi hay tích tụ bụi bặm, côn trùng.

Đầu giường cần có điểm tựa, tránh mở cửa sổ rộng ngay đầu giường, nếu có thì chỉ là cửa nhỏ bên cạnh

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=41790&fld=HTMG/2008/1014/41790

Ngày 11.10.2008 Giờ 08:35

Tính bậc thang ra sao?

Tôi muốn xây mới căn nhà có bề ngang nhưng chiều sâu bị hạn chế. Với quy mô một trệt, một lầu và một mái bằng làm nơi phơi phóng, đặt bồn nước. Muốn cầu thang đúc thẳng có thể đặt ở đâu thích hợp? Muốn tầng trệt cao 4m (độ thông thuỷ) vì nhà các bên đều ở độ cao này và nhà nhỏ hẹp như vậy sẽ thông thoáng?

(Ông Huỳnh Anh Tuấn, hẻm đường Lý Nam Đế, Hóc Môn)

Kiến trúc sư Trần Thái Nguyên tư vấn

Trước hết, trong không gian nhà nhỏ hẹp mà độ thông thuỷ đến 4m là quá cao vì sẽ bị mất cân đối; chỉ cần cao chừng 3,5m trở lại là đủ. Vì trong không gian nhà rộng thì mới cần độ thông thuỷ cao, khi đó sự hài hoà được cân bằng. Thứ đến, nhà có bề ngang nhưng chiều sâu bị hạn chế, bên hông có hẻm nên thiết kế cho thông thoáng rất dễ dàng. Mặt khác, giả sử, muốn làm cầu thang thẳng và tầng trệt cao 4m thì sẽ choán diện tích mất nửa căn nhà! Chẳng hạn, cho độ cao mỗi bậc thang 18,5cm – độ cao không nên quá mức này vì sẽ đi rất mỏi chân và bề rộng mặt bậc thang nhỏ nhất cũng chỉ tới 25cm; với sự o ép tối đa của bậc thang như vậy thì cầu thang đi thẳng cũng đã chiếm 5,5m dài, nếu thiết kế đi lòng vòng cũng phải mất không gian cả nửa căn nhà. Trong khi đó, cầu thang đi thong thả tốt nhất là độ cao mỗi bậc 15cm và mặt bậc rộng 30cm – đây là quy chuẩn lý tưởng; tức bề rộng mặt bậc thang gấp đôi độ cao mỗi bậc. Lấy theo quy chuẩn lý tưởng này thì diện tích mất cho cầu thang còn nhiều hơn nữa.

Do đó, giải pháp làm thang xoắn ốc là hợp lý nhất, nếu không làm bằng sắt có thể đúc bê tông thang xoắn này suốt từ tầng trệt lên tận sân thượng – nó còn là điểm nhấn đẹp cho căn nhà. Bố trí thang xoắn đường kính 1m này vào khoảng giữa căn nhà, một bên là phòng khách và một bên là vệ sinh, bếp ăn. Lên lầu sẽ có được hai không gian, có phòng vệ sinh sát phía hẻm bên hông nhà để thông thoáng. Mặt tiền trổ hai cửa, cửa vào phòng khách và cửa phía nhà bếp. Lầu chỉ cần một cửa ngay khu vực thang xoắn để ra ban công.

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=41656&fld=HTMG/2008/1010/41656

Thursday October 16, 2008 - 09:34pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Hướng nhà: hiểu đúng và đủ
Hướng nhà: hiểu đúng và đủ magnify

Ngày 10.08.2008 Giờ 19:13

Hướng nhà: hiểu đúng và đủ

LTS: Chuyên mục Phong thuỷ ứng dụng đã nhận được nhiều quan tâm và thắc mắc của bạn đọc. Chúng tôi chọn những câu hỏi có nội dung được nhiều người đề cập để trả lời chung trên báo. Những câu hỏi còn lại, chúng tôi sẽ trả lời thư riêng. Thư từ xin gởi về: 25 Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM hoặc email: bandoc@sgtt.com.vn

HỎI: * Nhà có diện tích 40m2 (8 x 5m), nở hậu 4cm, hướng đông bắc. Chủ nhà sinh ngày 22 tháng 8 năm 1979. Nhà dự kiến xây 1 trệt 1 lầu. Mong chuyên mục tư vấn giúp (vutran).* Tôi muốn tư vấn khi xây nhà cấp 4, diện tích 44m2 (4 x 11m), hướng tây nam - chồng tuổi tỵ sinh 1977, vợ tuổi thìn sinh 1976 (Phan Phu Huu).

TRẢ LỜI: Trên đây là hai trong số thư của bạn đọc gởi đến toà soạn nhờ tư vấn về hướng nhà. Với vấn đề được quan tâm, chúng tôi xin trả lời chung như sau.

Nhà phố có hướng khí hậu phù hợp mở cửa đón gió, hướng bên hông xây tường dày, trồng cây giảm nóng

Bốn tiêu chí tốt xấu về hướng:

Phong thuỷ có câu “nhất vị, nhị hướng“, tức là vị trí, cách xếp đặt quan trọng hơn cả, nếu gặp hướng không tốt thì có thể xoay trở vị trí để khắc phục. Mặt khác, hướng nhà phải được hiểu một cách toàn diện và duy vật, chứ không phải chỉ một chuyện hướng hợp tuổi như nhiều người lầm tưởng.

Trong môi trường thiên nhiên, các hướng vốn không đổi. Sở dĩ có lẫn lộn về hướng tốt xấu là vì có nhiều quan điểm khác nhau và thiếu giải thích rõ ràng. Thực ra, bốn phương tám hướng mà chúng ta biết đều có các đặc tính riêng tuỳ theo cách xem xét. Có bốn tiêu chí sau để đánh giá tốt xấu về hướng khi làm nhà:

1. Tốt xấu theo hướng khí hậu: ví dụ như hướng nam và lân cận nam (đông nam và tây nam) là những hướng tốt đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, bởi đón được gió mát và nguồn ánh sáng ổn định, không khí ấm áp. Trong khi đó, các hướng tây, tây bắc thì gặp nắng gắt vào buổi chiều; hướng đông thì chói vào buổi sáng và chịu thêm gió lạnh từ hướng đông bắc. Hướng bắc nằm giữa hai hướng tây bắc (nắng chiều) và đông bắc (gió lạnh) nên cũng không tốt lắm. Bởi thế, “làm nhà hướng nam”là một trong những kinh nghiệm xây dựng dân gian để đón được gió mát, tránh được gió lạnh.

2. Tốt xấu theo hướng mệnh trạch: có thể tham khảo các sách về Dịch học và văn hoá truyền thống phương Đông để dễ dàng tìm ta cung mệnh của mỗi người tương ứng với các phương hướng cát hung. Dịch học phương Đông quy định có 8 mệnh cung tương ứng với 8 hướng trong tự nhiên theo 8 quẻ của bát quái, phân thành hai nhóm là nhóm đông tứ mệnh và tây tứ mệnh. Nguyên tắc chung là người theo nhóm đông tứ mệnh thì ở nhà đông tứ trạch, người theo nhóm tây tứ mệnh ở nhà tây tứ trạch. Khi đi sâu vào từng hướng cụ thể, sẽ có thêm các phân tích ngũ hành sinh khắc để xác định hướng hợp và không hợp.

Dùng hình khối lồi thụt, mái che, cây xanh, mở cửa hạn chế... là những biện pháp hiệu quả khắc phục hướng khí hậu xấu

3. Tốt xấu theo hướng phương vị: là hướng của một vùng, một vật (hay người) ta xét so với một điểm gốc nào đó. Ví dụ nói “trước mặt thoáng đãng, sau lưng có chỗ dựa, tả long hữu hổ“ là ý nói đến hướng xung quanh của một chủ thể ta xét. Khi chủ thể di chuyển, thay đổi, quay về đâu thì trước sau phải trái thay đổi theo. Cùng một dãy nhà (tức là nhìn ra cùng một hướng) và cùng buôn bán giống nhau, nhưng có nhà thuận lợi có nhà khó khăn là vì mỗi nhà bên trong và bên ngoài, trước sau phải trái có phương vị khác nhau.

4. Tốt xấu theo hướng giao tiếp: ngoài việc ứng phó với môi trường thiên nhiên, con người cũng phải ứng xử với môi trường xã hội. Vì thế, nhà cần quay mặt (hoặc cửa, lối vào một không gian nào đó) ra những vị trí thuận lợi cho việc giao tiếp. Cha ông ta dạy nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ là nói lên những lợi điểm khi mua đất cất nhà, từ xưa đến nay vẫn không khác nhau bao nhiêu khi xét giá trị một bất động sản.

Như vậy, khi xem xét một ngôi nhà có hợp hướng hay không, ta phải xem xét trên cơ sở phân tích và tổng hợp cả bốn loại hướng, chứ không đơn giản là “nghe thầy nói hợp hướng đông bắc“ thì cố tìm bằng được nhà hướng đông bắc, xem nhẹ các yếu tố khí hậu, giao tiếp và phương vị. Cần phân tích trước tiên xem bốn loại hướng trên tốt xấu bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu xây dựng hay không.

Phân tích và tổng hợp để chọn hướng cho nhà

Phân tích theo hướng mệnh trạch, mỗi người đều có đến 4 hướng cát và 4 hướng hung nên dễ dàng linh hoạt điều chỉnh để hướng mệnh trạch phối hợp tốt với hướng giao tiếp và hướng khí hậu. Thậm chí gia chủ (thường là người cha, người chồng) gặp hướng không hợp tuổi, nhưng các thành viên khác trong gia đình lại hợp thì ngôi nhà vẫn tốt cho đa số, chỉ cần thay đổi vị trí, phương hướng tại không gian của riêng gia chủ.

Phân tích theo hướng phương vị, nếu hoàn cảnh chung quanh trước sau không thuận tiện thì có thể xoay hướng nhìn (chỉnh cửa, đổi vị trí chức năng phòng, đảo bếp…) sao cho phương vị thuận tiện hơn mà vẫn tuân thủ các hướng kia. Cần lưu ý nguyên tắc đa cát thắng thiểu hung để chọn giải pháp nào đạt nhiều điều tốt hơn chứ không nhất thiết phải đạt tốt tối đa!

Một ngôi nhà xoay hướng cửa ra vào bên hông để tránh hướng xấu. Cửa gara vẫn giữ hướng cũ

Hướng khí hậu vốn không thay đổi, nên khi chọn nhà hợp mệnh mà gặp hướng nắng gắt (tây) thì vẫn có thể dùng kết cấu, hình khối lồi thụt để bao che, ngăn bớt bức xạ, mở cửa đón gió ở các hướng tốt hơn. Thậm chí nhà phố hướng tây chưa chắc đã nóng vì mặt tiếp xúc hướng tây chỉ khoảng 4 đến 6m có thể dùng lam, trồng cây che chắn. Trong khi đó, mặt bên hông dài được hướng nam nếu khéo mở giếng trời hoặc cửa sổ trên cao thì vẫn lấy gió rất mát.

Phân tích theo hướng giao tiếp, khi một nhà nhìn ra hướng tốt so với tuổi gia chủ nhưng vị trí trong hẻm quá nhỏ, hoặc nằm bên đường xa lộ cao tốc khó rẽ vào được thì hướng giao tiếp của nhà đó cũng xấu đi. Hoặc có nhà ở bên cạnh xưởng máy ồn ào thì dù dễ đi ra đi vào, nhưng giao tiếp vẫn không thoải mái.

Tổng hợp các yếu tố về bản thân con người và môi trường người đó cư ngụ, ta sẽ có được giải pháp chọn lựa hướng nhà sao cho phù hợp nhất.

Bốn loại hướng nêu trên phải được quan tâm và xử lý cụ thể từ xa đến gần chứ không đơn giản chỉ là hướng hợp tuổi (mệnh trạch). Rõ ràng vai trò của người làm quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị rất quan trọng trong việc bảo đảm môi trường sống thuận tiện, an lành cho khu dân cư. Khi đi vào từng ngôi nhà cụ thể, người kiến trúc sư sẽ quyết định cách xử lý về khí hậu, giao tiếp và phương vị (tức chiếm 3/4 loại hướng nêu trên) thông qua bố trí mặt bằng, phân khu chức năng, mở cửa, xử lý nội ngoại thất… mà chắc chắn không “thầy” địa lý nào có thể làm thay được. Cứ cho là kiến trúc sư chưa rành về Dịch học hoặc không thích bấm tay xem tuổi giáp ất càn khôn thì anh ta vẫn có thể dùng bảng tính tuổi mà gia chủ cung cấp (đi xem thầy, coi sách…) như một cơ sở thông tin góp phần xử lý hoàn thiện phương án thiết kế.

Bài: KTS Hà Anh Tuấn
Ảnh:
Việt Khôi

Xin xem đầy đủ thông tin trên Kiến trúc và đời sống số 28, có mặt trên các sạp báo vào thứ hai, ngày 11.8.2008.

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=38733&fld=HTMG/2008/0810/38733

Thursday October 16, 2008 - 09:26pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Không đơn điệu
Không đơn điệu magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=38969&fld=HTMG/2008/0814/38969

Ngày 17.08.2008 Giờ 10:02

Không đơn điệu

Những không gian giao thông trong nhà như: chiếu nghỉ cầu thang, hành lang, sảnh... được xem là diện tích phụ nên ít có sự quan tâm đúng mức. Nhưng thực ra đây lại là những điểm kết nối các khoảng sinh hoạt chung – riêng trong nhà với nhau. Nếu như các phòng riêng phụ thuộc vào sự biến đổi theo thời gian, lứa tuổi, giới tính của chủ nhân thì các không gian trên lại mang tính trung hoà và không được “ưu tiên” trong trang trí nhà cửa. Để giảm bớt sự đơn điệu khi đi trên cầu thang, hành lang hay nhìn xuống giếng trời cần một chút khéo léo xếp đặt, bố trí đơn giản mà hiệu quả nhằm giúp những chỗ phụ mà không phụ này trở nên sinh động, ấn tượng hơn. Có nhiều giải pháp từ đơn giản đến cầu kỳ, chủ yếu thiên về yếu tố sắp đặt linh hoạt và thi công nhanh gọn mà chủ nhà có thể tự làm hoặc nhờ thợ giúp.

Phần đà chiếu nghỉ thang được làm “bệ đỡ” cho mảng sắp đặt cây giả bên trên khá nhẹ nhàng

Tường hành lang được ốp gạch trồng cỏ sơn xanh, rải sỏi và cắm trúc theo kiểu ngẫu hứng

Nóc WC tầng trệt nằm ngang với chiếu nghỉ cầu thang được “nguỵ trang” bằng cách rải sỏi, đặt những giá cắm nến nhỏ và bình gốm khá xinh xắn

Cùng vị trí như trên nhưng chủ đề sa mạc được khai thác khéo léo với xương rồng và sỏi cuội

Gầm cầu thang nhà nhỏ tận dụng làm chỗ để giày dép, có bậc ngồi đi giày và gắn thêm trên tường một vài trang trí bình gốm, đá chẻ kiểu thô mộc

Nắp hộp cửa cuốn nhìn thấy từ tầng lửng có thể trở thành một kệ trưng bày đồ khá thú vị, thay đổi cách sắp xếp tuỳ theo thời điểm

Bài: KTS Huyền Thy
Ảnh: Đăng Khôi
Thursday October 16, 2008 - 09:18pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Vật liệu ốp hiện đại
Vật liệu ốp hiện đại magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=1478&fld=HTMG/2005/0831/1478

Ngày 31.08.2005 Giờ 15:42

Vật liệu ốp hiện đại

Gạch, đá các loại được xem là vật liệu "độc tôn" ốp bề mặt công trình. Nay có tấm nhôm tổng hợp "đóng góp" vào nguồn vật liệu chuyên dụng để thi công hạng mục này. Tấm nhôm có những đặc tính nhẹ, có nhiều sắc màu, hoa văn giả đá, độ chính xác cao, dễ làm vệ sinh, hạn chế việc truyền âm và cách nhiệt. Thuận lợi hơn là ốp được trên các bề mặt cong và bảo vệ công trình cho cả khu vực có gió biển...

Tùy vào sắc thái của màu và họa tiết bề mặt để có thể ứng dụng thích hợp cho nhiều hạng mục khác nhau trong công trình. Và không chỉ dùng để ốp mặt tiền, đóng trần nhà mà còn làm vách ngăn, mái đón, mái trang trí, mái che, ốp cột, làm lam, lá sách, tủ, quầy, bàn ghế hay bảng biểu quảng cáo...

Cách chọn lựa của người tiêu dùng

Ốp đầy mặt tiền cả trăm mét vuông bằng tấm nhôm tổng hợp và phối với các cửa kính cho ngôi nhà ở đường Trần Bình Trọng, Q.5 trông cứng cáp. Bà Kiều, gia chủ cho biết, "thấy nó sạch đẹp, hiện đại và tiện thì làm thôi"; ở nước ngoài như tại Nhật, các văn phòng cũng đều thấy ốp tấm nhôm này. Bà Kiều kể tiếp: "Trời nắng thì mát, không hề hấn gì nhưng cần phải thi công chuẩn xác, bịt thật kín các ron (joint) để nước mưa không lọt vào khung sắt bên trong dễ gây hư sét".

Nhà lầu 3 tầng ở đường Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận cũng ốp và làm trần trang trí cách điệu cũng không kém 100m2, bà Ngọc Anh, chủ nhà nói, "ai đến cũng khen đẹp và sang". Bà Anh thích thú nói rằng, chắc còn do thiết kế của kiến trúc sư Trần Chí Hiệp nữa "nên thấy phần ốp nhôm nó nổi lên, lạ và nhiều nhà đã ốp thứ này rồi" - Thế nhưng giá thì sao? Bà Anh cho rằng, thực ra cũng không mắc vì thi công công phu, tỉ mỉ và chính xác "mà giá cũng chỉ tương đương với đá hoa cương".

Cái nhìn của nhà chuyên môn

Kiến trúc sư Trần Văn Thành, công ty Acco từng ứng dụng nhiều sản phẩm nhôm tổng hợp này nhận xét, vật liệu nhôm bền, cách nhiệt, chống thấm được tường, dễ tạo hình, làm đẹp và hợp với các công trình kiến trúc hiện đại. Với các công trình công cộng, showroom thì ứng dụng tốt vật liệu này, "nhà phố vận dụng nó tốt trong kiến trúc cũng mang lại hiệu ứng thẩm mỹ vì chất liệu này đơn giản và lạ".

"Thực chất không nên bảo thủ và hãy xem nó như một cuộc cách mạng về chất liệu", kiến trúc sư Vương Hoàng Lê nhận định vậy. Vì sao? KTS Lê nói, trước tiên, vật liệu này giải quyết được những vấn đề như: đa dạng sắc màu, hoa văn để chọn lựa; thời gian thi công nhanh, sạch, ít gây phiền hà, nhất là việc xây chen trong phố. Thứ đến, về yếu tố thẩm mỹ nó là vật liệu kỹ thuật cao nên "lạnh và cảm thụ cái chất của nó hơi thiếu cái gì đó so với những vật liệu thân thiện và đã quen thuộc khác". Thích hợp và hiệu quả cho công trình lớn nhưng nhà dân dụng cũng có thể ứng dụng khá hay vì "đây là vật liệu mang tính thời trang".

Thị trường và ứng dụng

Có khoảng 30 tên gọi cho sản phẩm này: alcopanel, alumech (Hàn Quốc), alucobond (Đức), alpolic (Nhật), haida, alucobest (Trung Quốc), alucowork, alucolic...; và mỗi đơn vị nhập hàng về lại đặt cho sản phẩm một tên riêng. Nhưng giới trong ngành cho biết, phần nhiều đều được sản xuất tại Trung Quốc, Đài Loan hay Hàn Quốc. Có thể khách hàng sẽ được chào mời là "hàng của Đức, Nhật, Mỹ" nhưng thực chất chỉ sản xuất theo công nghệ của các nước này tại một nước thứ 3.

Tựu trung, tấm nhôm hỗn hợp (aluminum composite panel) thường dày 4 ly (có loại 3 - 6 ly) được ghép bởi 2 lớp nhôm chống ăn mòn, mỗi lớp nhôm dày 0,5 ly. Với lõi ở giữa bằng polyethylene - một loại nhựa chống cháy dày 3 ly. Nhà sản xuất đưa thông số là sản phẩm có trọng lượng riêng chỉ bằng 1/2 trọng lượng của tấm nhôm đồng chất cùng bề dày mà độ cứng tương đương. Do đó, tấm hỗn hợp nhẹ dễ lắp đặt, thi công như: uốn cong, uốn góc, cắt, xẻ rãnh... Tính năng khác, là chống ăn mòn và có khả năng thích ứng với thời tiết; chịu được tác động bởi nhiệt độ từ -50oC đến +80oC.

Hệ thống sơn và tạo hoa văn giả đá, gỗ phủ trên bề mặt nhôm có nhiều chất liệu sơn với khoảng 30 màu, vân và thường được bảo hành từ 1 - 5 năm (tùy nơi). Giá cả và chất lượng có nhiều cấp độ, tùy vào độ dày của lớp nhôm bề mặt; ví dụ tấm 3 ly thì lớp nhôm mỗi bên là 0,21 ly nhưng có loại chỉ 0,18 hay 0,15 ly, thậm chí thấp hơn.

Để thi công, thường tạo khung xương sắt và gắn tấm nhôm này lên bằng đinh ri-vê. Những rãnh trang trí hay mối nối (đường ron) được xử lý bằng keo silicol để chống oxid hóa. Khung sắt bên trong cần sơn chống sét trước khi lắp dựng. Thường các công ty bán sản phẩm có luôn đội thi công thực hiện trọn gói.

Nguyễn Sáu

Giá tham khảo

Giá được tính dưới đây là giá hoàn thiện (vật tư + thi công). Và còn phụ thuộc vào độ dày/ mỏng của tấm nhôm hỗn hợp, của lớp nhôm, chất lượng lớp sơn hay hoa văn cũng như tình trạng thi công và khối lượng công trình.

*Công ty xây dựng Lưu Nguyễn (130/C47 Phạm Văn Hai, P.2, Q.Tân Bình: Giá: 650.000 - 1.200.000 đồng/m²

*Công ty Viet Home Land (154 Cộng Hòa, Q.Tân Bình): Giá: 780.000 - 1.400.000 đồng/m²;

*Công ty Phúc Viên (343 Nguyễn Thái Bình, Q.Tân Bình): Giá: 650.000 - 1.200.000 đồng/m² Công ty Đại Kim (63 Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận): Giá: 650.000 - 1.200.000 đồng/m²

*Công ty Hùng Vinh (15-17 Cộng Hòa, Q.Tân Bình): Giá: 620.000 - 680.000 đồng/m².

source

http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=1481&fld=HTMG/2005/0831/1481

Ngày 31.08.2005 Giờ 15:53

Sơn thật mà... giả

Giả ở đây là một số loại sơn đặc biệt có thể tạo cho bề mặt giả giống các loại vật liệu khác như đá, gỗ, cẩm thạch, nhung gấm... hoặc tạo ra hoa văn, họa tiết theo ý muốn. Các loại sơn này mở rộng khả năng chọn lựa cho người tiêu dùng khi sửa chữa, trang trí nhà cửa cuối năm.

Sơn tạo đá, gấm, gỗ...

Sơn gấm vàng sử dụng cho tường nhà.

Sơn đá (Hodastone) được tổng hợp từ đá granite thiên nhiên, silica, cát... với nhựa copolymer acrylic-styrene. Sơn đá có thể ứng dụng trên bê tông, xi măng, thạch cao, ván ép, gạch... tạo dáng vẻ như đá hoa cương. Sơn có các loại như Hodagranite có gai đa dạng, nhiều màu sắc đá tự nhiên. Sơn có hiệu quả khi sử dụng trên các bề mặt cong, tròn của công trình và thường chọn trang trí tường ngoài. Sơn Hodasand có gai mịn như sa thạch và nhiều màu thích hợp cho các sản phẩm mỹ nghệ hay các công trình có nhiều chi tiết phức tạp như gờ, chỉ, phù điêu. Sản phẩm có loại dùng cho nội ngoại thất. Sơn Hodtexture (sơn gấm) có nhiều màu và gai mịn hay gai thô tựa như gấm, có thể ứng dụng trên các bề mặt phẳng; sử dụng cho nội, ngoại thất và để tạo hoạ tiết. Quy trình đòi hỏi có dụng cụ, phương pháp thi công riêng. Sơn Hodamosaic (sơn hoa văn) cũng đa dạng như đá nhưng bề mặt có gai mịn, tạo được nhiều hoa văn tùy thích bằng các cách thi công.

Ngoài sơn gấm, sơn nhám, sơn hạt, sơn giả đá, sơn vân đá, hãng Kova còn có sơn vân gỗ có thể ứng dụng trên nhiều chất liệu như ván ép, tường xi măng, kim loại, thạch cao...

Hệ sơn khác

Một mảng tường sơn gai trong trang trí nội thất.

S ơn Magic Pigments có thể thay thế giấy dán tường với nhiều hoa văn trên tường và nhìn ở các góc độ khác nhau sẽ cho những họa tiết khác nhau.

Sơn Hovalieuo tạo bề mặt phẳng, trơn, có thể ứng dụng đa cách trong trang trí nội ngoại thất và hàng thủ công mỹ nghệ. Sơn có thể phủ lên nhiều chất liệu như nhựa, composite, thạch cao, gốm, kim loại, xi măng; hoặc tạo gạch ốp tường, trần, vách ngăn, kệ bếp...

Theo kiến trúc sư Đặng Phan Lạc Việt, văn phòng thiết kế Lạc Việt tư vấn, các loại sơn tạo gai, sần sùi, ngoài yếu tố thẩm mỹ, trang trí còn có tác dụng cách âm. Do đó sơn thích hợp ứng dụng cho phòng nghe nhạc, karaoke hay tầng hầm. Tuy nhiên, khi sử dụng tránh thổi sần sùi trên trần nhà vì sẽ mang lại cảm giác nặng nề và tránh đắp tường bên ngoài nhà phố vì sẽ dễ bị bám bụi. Cần cân nhắc khi ứng dụng sơn gai, gấm, gỗ... ở mức độ vừa phải thì mới tạo được hiệu quả làm đẹp.

Nguyễn Sáu

Giá và nơi tham khảo

* Công ty sơn Hòa Bình (170 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận): Sơn Hodastone: 65.000 - 105.000 đ/m²

* Công ty sơn Kova (18 Trường Sơn, Q.10): Các loại sơn đặc biệt: 60.000 - 90.000 đ/m²; sơn vân gỗ: 65.000 - 75.000 đ/m²

* Công ty K&T (178 Cộng Hòa, Q.Tân Bình): Sơn Magic pigment: 20.000 đ/m²

* Công ty Hoàng Quý (27/25E-6 Trường Chinh, Q. Tân Bình): Sơn Hovalieuo: 180.000 đ/m².

Thursday October 16, 2008 - 02:14am (PDT) Permanent Link | 0 Comments

Add BinhHoa Co.,Ltd.'s Blog to your personalized My Yahoo! page:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ