BinhHoa Co.,Ltd.'s Blog Full Post View | List View
Binh Hoa - your own solution!!!
- Giấy dán tường
-
source
http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=25683&fld=HTMG/2007/1218/25683
Ngày 18.12.2007 Giờ 15:31
Giấy dán tường
Trang trí nhà đang quay lại với giấy dán tường. Hàng được nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp. Chất liệu có giấy xốp thông thường, giấy tráng nhựa, giấy sau lưng có sợi vải, giấy ép các chất liệu thật như kim loại, các sợi tre, gai. Mới nhất là loại vải dán tường không rách khi xé và có thể lau chùi dễ dàng. Giá giấy dán tường dao động từ 150.000 200.000đ/m2. Muốn trang trí theo xu hướng giả vật liệu tự nhiên có thể chọn những loại in tre, gỗ hoặc có ép những vật liệu thật trên bề mặt. Còn nếu bạn thích hoa văn thì có thể chọn hoa văn cổ điển, hoa văn hiện đại trẻ trung. Còn khi dùng giấy dán trang trí phòng cho trẻ em thì có các mẫu riêng với hình ảnh ngộ nghĩnh, các nhân vật mà trẻ em ưa thích.
Thị trường còn có các loại giấy chuyên dụng như giấy tán âm dùng cho phòng xem phim nghe nhạc, hay giấy dạ quang dùng cho các phòng giải trí. Đặc biệt có loại giấy cao cấp dát vàng thật. Ngoài giấy còn có loại vải dán tường thường có chất lụa thích hợp với các phòng ấm cúng có tính sang trọng. Loại vải này giá tương đối cao từ 500.000 1,6 triệu đồng/m2.
Có hai cách chọn giấy dán tường: Cách dễ nhất là chọn theo sự tương đồng. Dựa vào màu sắc của đồ vật bàn ghế, màn cửa... ta sẽ chọn màu giấy dán tường có cùng tông, hoặc có hoa văn cùng tông. Cách thứ hai là chọn theo tương phản. Khi bàn ghế, màn cửa cùng tông thì giấy dán là các màu nổi bật. Lúc này ta sử dụng mảng giấy dán như một mảng nhấn. Chú ý mỗi loại giấy có sự bắt sáng khác nhau nên phải chú ý loại ánh sáng đèn và ánh sáng trời. Khi chọn một mẫu giấy nào ta phải hình dung nó trên diện rộng của tường chứ không phải trên một mẩu nhỏ.
Thu ThuỷChỉ dán giấy sau khi đồ nội thất đã ổn định để tránh trầy xước.
Giấy dán tường hiện nay chất lượng tốt, nhưng mỗi loại giấy có loại keo thích hợp. Khu vực hay tiếp xúc với nước phải dùng loại keo riêng.
Không nên dội nước trực tiếp lên giấy.
Khi mua cần phải hỏi nhà phân phối để biết cách bảo quản và chùi rửa. tuỳ theo từng loại giấy có cách làm vệ sinh khác nhau.
Khi rách một miếng nhỏ thì chỉ cần thay một khoảng rách chứ đừng thay mảng lớn sẽ lãng phí.
Địa chỉ:
KA Soft Home, 17/12 Lê Thánh Tôn, Q.1;
Đạt Minh, 350 Trần Hưng Đạo, Q.1;
Modern Home, 382A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1
Wednesday October 15, 2008 - 02:11am (PDT) Permanent Link | 0 Comments - Hồ cảnh trong nhà phố
-
source
http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=35900&fld=HTMG/2008/0617/35900
Ngày 19.06.2008 Giờ 09:15
Hồ cảnh trong nhà phố
Hồ dưới chân cầu thang, được làm bằng vật liệu dân dã
Xét về kết cấu trong kiến trúc xây dựng, có thể phân loại hồ cảnh thành hai loại: hồ chìm và hồ nổi. Hồ chìm có độ sâu tương thích với diện tích bề mặt hồ, còn hồ nổi quan trọng là chiều ngang. Ngoài lý do xây dựng hồ như một giải pháp trấn trạch, hồ cảnh cũng được sử dụng như một giải pháp tạo ra sự chuyển tiếp không gian nhẹ nhàng, hợp lý. Nhiều kiến trúc sư chọn giải pháp bố trí hồ cảnh trước sân nhà như một lời chào đón khách, làm hồ cảnh trong phòng khách hoặc bố trí khéo trên lối đi ở hành lang tạo điểm nhấn trong kiến trúc.
Hồ cảnh hay hồ cá, bố trí trong nhà cũng có tác dụng “chữa” hoặc che đi những khuyết điểm “bất khả kháng” trong thiết kế, xử lý những góc chết như dưới chân cầu thang, dưới giếng trời…
Tuy vậy, trong nhiều công trình nhà phố hiện nay, có nhiều hồ cá, hồ cảnh xuất hiện “đột ngột” ở những vị trí khá chướng mắt. Các kiến trúc sư cho biết thường họ phải thực hiện những ý tưởng đột xuất này sau khi công trình đã hoàn thiện như một cách “chữa cháy”. Vì thế, các kiến trúc sư phải cố tìm giải pháp lắp đặt xây dựng hồ cảnh bổ sung. Tất nhiên, không phải trường hợp nào cũng có giải pháp tối ưu, thường thì gia chủ phải chấp nhận hồ cảnh không được hoàn hảo hay phải chấp nhận đục bỏ vài chỗ. Cũng có không ít trường hợp đáng tiếc, công trình hồ cảnh, hồ cá được xây dựng tuỳ tiện, không phù hợp với không gian chung, vô tình phá vỡ kiến trúc ngôi nhà.
Hồ ngoài vườn để trang trí
Hồ chìm vừa là phong thuỷ vừa lấy không khí vào nhà từ giếng trời
Hồ chìm nhưng không phải hồ âm dưới đất, làm phong thuỷ khi vào nhà Hồ trong nhà nếu không tính toán chính xác nhiều khi đem lai phiền toái như nước văng ra sàn
Dạng hồ trang trí tạo điểm nhấn và xử lý góc chết trong thiết kế nội thất
Hồ nổi trong nhà vừa làm vách ngăn với không gian bên ngoài
bài Nguyên Kha ảnh A.QWednesday October 15, 2008 - 01:41am (PDT) Permanent Link | 0 Comments - Chống thấm chuyện nói hoài không hết
-
source
http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=36000&fld=HTMG/2008/0619/36000
Ngày 19.06.2008 Giờ 17:44
Chống thấm chuyện nói hoài không hết
Khác với “Chống nóng - chuyện không bao giờ cũ” có từ xa xưa (xem KT&ĐS số tháng 4.2008), chống thấm là chuyện mới hơn, đặc biệt được quan tâm và đề cập nhiều trong những năm gần đây, khi mà chất lượng công trình càng đòi hỏi cao cùng sự phát triển mạnh mẽ của vật liệu xây dựng. Nếu chống nóng là chuyện “không bao giờ cũ” thì chống thấm lại là chuyện “nói hoài không hết”!
Thấm làm mất vệ sinh ảnh hưởng thẩm mỹ và gây tâm lý khó chịu cho người sử dụng
Thấm bắt nguồn từ...…nước
Tất nhiên là như thế rồi, có nước thì mới có thấm. Mà nước thì ở khắp mọi nơi: trong nhà, ngoài nhà, dưới đất, trên trời... Nước trong hệ thống cấp thoát thì không bỏ được, nước của thiên nhiên thì không kiểm soát được. Nói đơn giản hơn, nước là phần không thể tách rời trong công trình xây dựng. Chỗ nào có nước là có nguy cơ thấm. Tuy nhiên khác với chống nóng, dễ dàng nhận biết - thì việc chống thấm khó khăn hơn nhiều và nặng về giải pháp kỹ thuật hơn. Như ở số báo truớc chúng tôi đề cập, việc chống nóng từ xưa đã được ông cha ta chú ý xử lý bằng rất nhiều giải pháp; nhưng chống thấm thì hầu như không có - do quy mô công trình nhỏ, và việc sinh hoạt liên quan đến nước hầu như tách khỏi ngôi nhà. Cả nguồn nước cấp và thoát đều mang tính chất tự nhiên. Vấn đề thấm và chống thấm xuất hiện muộn hơn do khi xây dựng phát triển, đặc thù kiến trúc khác cùng những phương thức sinh hoạt mới có ảnh hưởng tới kiến trúc công trình. Đó là sự kéo gần những không gian sinh hoạt liên quan tới nước vào không gian chính, hệ thống cấp thoát nước không còn “thiên nhiên” nữa, quy mô công trình mở cả về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu, nhiều khu vực chức năng liên quan tới nước xuất hiện…
Tại sao lại thấm?
Về lý thuyết, các loại vật liệu xây dựng thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 - 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm. Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.
Vị trí xung yếu - chân các liên kết chôn vào tường
Những phần nào của công trình dễ bị thấm?
Đó là những phần công trình chịu tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm), và phần công trình liên quan tới trữ, sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:
- Các phần bị thấm bởi nuớc ngầm: tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
- Các phần bị thấm bởi nước mưa: tường, mái, sàn ban công, lô gia…
- Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): sàn, tường, hộp kỹ thuật… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
- Các khu vực liên quan tới bể chứa: bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…
Các vị trí xung yếu cụ thể
Ở trên đã nói, nước thấm qua các kẽ hở trên bề mặt và cấu trúc vật liệu, nhưng điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc tính vật liệu mà chúng ta sử dụng. Ở đây chúng tôi muốn đề cập tới một vấn đề khác - cụ thể hơn, thường xảy ra trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình: đó là các vị trí xung yếu, hay xảy ra vết nứt, khe, lỗ… tạo điều kiện thẩm thấu dẫn đến hiện tượng thấm. Đó là:
- Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
- Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
- Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước - sau, khối xây cũ - mới (truờng hợp cải tạo)
- Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
- Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
- Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
- Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
- Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái…)
- Khu vực gần sê nô, máng tràn
- Vị trí đấu nối các ống cấp thoát nước.
Vị trí xung yếu - các đầu nối ống cấp thoát nước
Vị trí xung yếu - nối ống đi xuyên qua sàn Giải pháp chống thấm
Hiện tượng thấm ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình, tiêu hao nguồn nước (rò rỉ bể chứa), làm mất vệ sinh, ảnh hưởng thẩm mỹ… gây tâm lý rất khó chịu cho người sử dụng. Chống thấm bao giờ cũng là vấn đề phức tạp và nan giải. Tuy nhiên, nếu nắm rõ được các nguyên lý và vị trí dễ bị thấm, có giải pháp kiến trúc và quy trình kỹ thuật hợp lý, thì chống thấm không quá khó. Ở phần này chúng tôi không đi sâu vào các giải pháp kỹ thuật hoá - vật liệu (xuất hiện ngày càng nhiều bởi các công ty sản xuất vật liệu chống thấm); mà chỉ đề cập những giải pháp mang tính nguyên ly.
Giải pháp kiến trúc hay chuyện phòng hơn là chữa:
Với mái bằng diện tích lớn thì việc phân thuỷ và vị trí đặt ống thoát rất quan trọng
Không bao giờ để hiện tượng thấm xảy ra rồi mới đi tìm nguyên nhân và giải pháp. “Phòng” giúp chúng ta chủ động hơn bằng các giải pháp đi trước. Giải pháp kiến trúc, sử dụng vật liệu hợp lý là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc chống thấm về cơ bản là ngăn nguồn nước thẩm thấu - cũng có nghĩa là hạn chế các vết nứt trên bề mặt. Do đó ở một vài giải pháp chống thấm có liên quan đến chống nóng.
- Nghiên cứu kỹ địa chất công trình, các yếu tố thuỷ văn liên quan để có giải pháp chống thấm tốt cho móng, tầng hầm, chân tường.
- Thiết kế mái phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Với công trình mái bằng, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.
- Tổ chức mặt bằng, phân khu chức năng liên quan tới nước (vệ sinh) khoa học để tránh hệ thống cấp - thoát nước đi vòng, đi xa dễ gây hiện tượng thấm và khó khăn khi sửa chữa.
- Đánh dốc đủ (2 - 3%) và đúng hướng cho các sàn vệ sinh, các sàn chịu nước như sân thượng, ban công, lô gia. Thiết kế vị trí ga thu hợp lý.
- Bảo vệ kết cấu mái cố định (mái bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: lợp/dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng). Việc được che phủ này giúp mái bê tông tránh được sự co ngót, dễ xuất hiện vết nứt. Thiết kế vườn, mặt nước trên mái hay sân thượng là một giải pháp tốt bảo vệ cho cho kết cấu mái phía dưới nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu không xử lý tốt.
- Bảo vệ kết cấu bao che (tường) - đặc biệt là tường hướng đông - tây chịu nắng nhiều dễ bị nứt bằng cách dùng hệ kết cấu chắn nắng, cây xanh…, sử dụng vật liệu bề mặt hợp lý. Không nên xây tường mỏng dễ bị nứt, sử dụng đúng loại gạch cho các khối xây.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công: sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa; dỡ cốp pha khi bê tông đủ tuổi (tránh gây võng, nứt, biến dạng kết cấu); ngâm nước xi măng theo quy phạm với sàn bê tông. Những nơi sử dụng phụ gia chống thấm phải thực hiện theo quy cách và tỷ lệ của nhà sản xuất.
- Lưu ý và xử lý triệt để các vị trí xung yếu.
Chống thấm và các giải pháp hoá - vật liệu
Vật liệu ốp bên ngoài tường gạch làm tăng cường khả năng chống thấm từ bên ngoài
Khi xảy ra hiện tượng thấm có thể chưa nhận biết ngay, và khi nhận biết cũng không dễ dàng tìm được nguyên nhân và vị trí cụ thể xảy ra vấn đề. Nước mao dẫn trong lòng vật liệu và các kết cấu, có thể đi rất xa mới xuất hiện trên bề mặt. Nhận biết đúng nguyên nhân và vị trí là yếu tố quan trọng hàng đầu, sau đó mới là chọn giải pháp thích hợp. Tuy nhiên việc chống thấm về cơ bản phải thực hiện ngay từ khi thi công công trình, tại các vị trí cần chống thấm.
Một điều cần lưu ý là phần lớn nguyên nhân thấm xuất phát từ sự rò rỉ đường ống cấp thoát - đặc biệt là thấm trong công trình. Vì vậy việc xử lý tận gốc nguyên nhân chính là vấn đề chứ không phải xử lý cho các khu vực tường bị thấm. Trong trường hợp chắc chắn không phải do hở đường ống (thấm sàn vệ sinh, thấm từ bể, thấm tường…) thì tuỳ từng trường hợp mà sử dụng các phương pháp và chất chống thấm phù hợp.
Các loại phụ gia, chất chống thấm hiện nay có rất nhiều, nhưng có thể chia cơ bản thành hai nhóm chính sau đây:
- Chất chống thấm vô cơ: thường có nguồn gốc từ silicat. Nguyên lý hoạt động là dung dịch chống thấm sẽ thấm sâu, tương tác với khối bê tông, trám vào các lỗ rỗng, mao mạch trong khối bê tông để ngăn nước.
- Chất chống thấm hữu cơ: thường có nguồn gốc từ bitum và polymer. Nguyên lý hoạt động là dung dịch là được phủ lên bề mặt, khi khô tạo thành lớp màng trên bề mặt cần chống thấm. Lớp màng này cho phép co giãn ở mức độ nhất định. Tuy nhiên màng chống thấm này sẽ bị lão hoá theo thời gian.
Chủ động và không quá phụ thuộc vào công nghệ
Phòng tắm đứng bằng kính hạn chế nước ảnh hưởng tới sàn WC chung tăng cường khả năng chống thấm
Có lần, người viết bài này được một khách hàng gọi điện phàn nàn về vấn đề thấm mái. Tất nhiên tác giả phải qua công trình và cùng chủ nhà lên mái xem. Trời nắng và khô, nhưng cả phần mái bằng là… một cái ao. Lý do đơn giản thôi, phễu thu của phần mái này bị rác, lá rụng làm tắc, và nước không thoát được. Mái nhà, không phải lòng cái bể nước nên dù chống thấm từ khi xây nhưng bị ngâm mấy ngày thế này, rủi ro vẫn xảy ra. Rõ ràng, việc luôn kiểm tra, duy tu bảo dưỡng công trình là một điều rất quan trọng. Nhiều hậu quả xuất phát từ việc sử dụng, vận hành công trình không đúng cách hay sự thờ ơ của chính chúng ta. Có thể sự việc ban đầu nếu phát hiện sớm, xử lý vô cùng đơn giản; nhưng nếu để lâu lại thành vấn đề phức tạp. Việc chống thấm cũng vậy, cần phải chủ động. Chống thấm phải tiến hành từ đầu trong quá trình thiết kế và thi công. Trong quá trình sử dụng công trình cũng luôn phải lưu ý. Sử dụng nước cấp đúng cách, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thoát nước, để bảo vệ bề mặt kết cấu tránh bị phá hoại… là những việc luôn phải kiểm soát và thực hiện, chứ không phải chờ đến khi bị thấm mới đi tìm các loại hoá chất và phụ gia chống thấm. Thuốc dẫu tốt nhưng không đúng bệnh hoặc quá muộn đều không có nhiều tác dụng. Đó là điều mà thực tế đã minh chứng.
Chống thấm - đúng là vấn đề nan giải. Nhưng nó cũng không quá khó nếu ta biết phối hợp đồng bộ các giải pháp và thực hiện đúng các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật. Và luôn nhớ rằng: phải luôn luôn chủ động chống thấm; các loại vật liệu chống thấm chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải phép màu.
Bài và ảnh: KTS Nguyễn Trần Đức AnhViệc không bảo dưỡng duy tu vệ sinh mái rất dễ gây thấm do vấn đề thoát nước
Vườn trên mái có tác dụng bảo vệ bê tông mái tránh được hiện tượng co giãn vì nhiệt nhưng cũng tiềm ẩn khả năng thấm
Wednesday October 15, 2008 - 01:38am (PDT) Permanent Link | 0 Comments - Chọn màu cho nhà
-
source
http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=37413&fld=HTMG/2008/0715/37413
Ngày 14.07.2008 Giờ 10:30
Chọn màu cho nhà
Bàn về thế giới màu sắc là cả một câu chuyện dài. Thông thường, khi nói đến “chọn màu cho nhà” thì ta hiểu đó là việc chọn màu sơn (tường - trần) cho nội ngoại thất! Dù thực tế màu sắc của không gian sống không chỉ như vậy, vì nó còn là màu của vật liệu lát sàn, lợp mái, màu sắc của vật dụng, trang thiết bị trong nhà và các “phần mềm” khác nữa. Trong bài này, chúng tôi cũng chỉ đề cập đến chuyện dùng màu (sơn) cho tường nhà và các mối quan hệ chung quanh
Dùng màu cửa tương đồng màu tường tạo sự hài hoà cho hướng tiếp cận
Màu tự nhiên, màu vật liệu
Màu sắc ngôi nhà là một thành phần quan trọng phục vụ cho nhu cầu cảm nhận về thẩm mỹ của người cư ngụ bên trong cũng như người bên ngoài tiếp cận với ngôi nhà. Ta để ý thấy rằng các ngôi nhà truyền thống thường khá tinh giản về màu sắc, một phần vì thời đó không có nhiều màu sắc như hiện nay, nhưng một phần cũng vì người xưa đã xác lập quan niệm màu sắc dùng cho nhà cửa luôn phải mang tính vững bền. Nhà có thể quét vôi lại hàng năm, nhưng màu vôi thường ít thay đổi, một phần cũng do gốc văn hoá nông nghiệp của cư dân ta vốn trọng sự ổn định.
Bảng màu của nhà xưa không chỉ xét theo tiêu chuẩn màu sắc nghệ thuật, trang phục hay vật dụng, mà còn phải có sự cân nhắc từ nhiều yếu tố liên quan khác như môi trường, khí hậu, vật liệu... Màu sắc công trình truyền thống vì thế luôn là màu của vật liệu xây dựng và thiên nhiên tại địa phương, chứ rất ít dùng màu nhân tạo. Từ ngôi nhà vườn ở xứ Huế đến nhà dài Tây Nguyên, qua nhà phố cổ Hội An, Hà Nội hay ghé vào dinh thự Đà Lạt... ta đều thấy tỷ lệ lớn những mảng màu của vật liệu tự nhiên và tương hợp với cảnh quan chung quanh. Màu gỗ màu đá màu ngói màu đất... thậm chí còn có màu rêu xanh bám tường, màu thâm nâu mái ngói đều là những “ký hiệu” riêng biệt nhưng không tách biệt ngôi nhà khỏi môi trường nó toạ lạc. Những ngôi nhà mới xây, các khu resort cao cấp hiện nay nếu muốn tạo phong cách giản dị, gần gũi thiên nhiên hầu hết đều kế thừa tinh thần sử dụng màu sắc tiết giảm, màu của vật liệu, sự mô phỏng và hoà điệu với thiên nhiên đó. Tất nhiên, dùng màu đơn giản tiết chế, phối hợp hài hoà khác với dùng màu rập khuôn, đơn điệu. Và cũng không thể mãi hoài niệm một bảng màu bàng bạc thời gian, hoặc một tông màu xanh xanh nhợt nhạt “cho nó mát” của thời kỳ nhà nhà quét vôi xanh ve được.
Phòng trẻ em nên dùng nhiều màu sắc nhằm kích thích trí tưởng tượng và tạo sinh khí
Màu theo phương hướng
Mỗi hướng khí hậu và hướng tiếp cận công trình đều có những đặc tính khác nhau, dẫn đến màu sắc của ngôi nhà cũng có những thay đổi sao cho tương ứng. Về hướng khí hậu, những hướng nắng gắt (như tây nam, tây) thường cần giảm bớt độ chói cũng như độ hút nhiệt, nên sử dụng những gam màu nhẹ, phối hợp dịu mắt. Trong khi đó những hướng ánh sáng yếu hơn hoặc thời gian nhận sáng không nhiều trong ngày (như hướng đông bắc) thì nên dùng những màu tươi sáng và có thể phối hợp tương phản. Những hướng đón ánh sáng mạnh và góc chiếu sáng cao (như hướng đông nam, hướng nam) thì có thể dùng màu sậm và đa dạng hơn trong cách phối các màu với nhau.
Về hướng giao tiếp, những khu vực mang tính đối ngoại của ngôi nhà cần phối hợp màu sắc chủ đạo, trong khi những mặt phụ khác thì nên căn cứ theo hướng khí hậu nhiều hơn, tất nhiên phải có sự liên thông màu sắc giữa các mặt nhà với nhau. Việc dùng màu trên tường cũng cần căn cứ theo màu mái và màu cửa để kết hợp, trong đó màu mái hầu như là cố định, màu cửa thì phụ thuộc vào vật liệu (sắt, nhôm, gỗ, kính... và cả màu rèm nữa).
Dường như hay có sự “lây lan” lẫn nhau giữa các ngôi nhà trong sử dụng màu sắc - nhất là màu sắc ngoại thất. Có thời kỳ chóp này vòm nọ đi với cách dùng màu chát chúa, gờ chỉ sơn phết đậm đà. Rồi xuất hiện dạng nhà Lego màu sắc tươi nguyên tung hứng cùng khối hình, hoặc nhà “kiểu Pháp” dùng màu như bánh kem. Ai thích phong cách Zen (thiền) sẽ lấy màu trắng làm chủ đạo, người ưa phong cách hi-tech sẽ chọn toàn màu của nhôm kính bọc ngoài. Nhiều nhà thiết kế đã thừa nhận: có thể làm cho một ngôi nhà đẹp (về mặt tiền nói chung và màu sắc nói riêng), nhưng khó có thể tìm ra được một dãy nhà đẹp với toàn là những ngôi nhà đẹp riêng lẻ được. Vì thế vấn đề dùng màu bên ngoài nhà vẫn đang đợi một hệ thống quy hoạch chi tiết và thống nhất, liên hệ với nhiều thành phần khác như tỷ lệ, khối dáng, khoảng lùi, cây xanh... của từng khu đô thị, từng dãy nhà. Với các khu đô thị quy hoạch ổn định đã được kiểm soát tốt về màu sắc mặt ngoài thì việc lưu tâm chính của gia chủ cùng người thiết kế là tập trung nhiều vào chọn lựa màu trong nội thất.
Sử dụng màu cho nội thất liên quan chặt chẽ đến công năng và bề mặt quan sát. Mà những điều này thay đổi tuỳ theo cách bố trí nội thất cũng như mở cửa, sắp xếp lối đi lại, vật dụng… nên khá linh hoạt. Có một thực tế là dù các hãng sơn đều nghiên cứu, pha trộn đến cả ngàn màu sắc, nhưng người tiêu dùng vẫn chọn những màu được xem là “trang nhã”. Những màu quá tươi hay nổi bật, hoặc những màu nguyên thuỷ thường được dùng chọn lọc trong các phòng trẻ em, phòng karaoke, hoặc làm điểm nhấn rải rác. Cũng qua khảo sát tâm lý người tiêu dùng mà một số hãng sơn hiện nay đã đi sâu vào nghiên cứu các xu hướng màu sắc ảnh hưởng như thế nào đến tâm sinh lý người sử dụng, và tìm kiếm những bảng màu tiêu biểu nhất, mang sắc thái riêng. Thậm chí có hãng sơn đã đưa ra dự báo về màu của từng năm và đề cao đặc tính của màu như cam ấm áp, xanh lá mềm mại, vàng vui vẻ, hồng trẻ trung... như những tài liệu tham khảo hữu ích, giúp khách hàng định hướng tốt hơn trong chọn lựa màu sắc cùng với nhà chuyên môn.
Màu sắc trong ngôi nhà dân gian chủ yếu là màu của vật liệu tự nhiên
Màu vàng đặc trưng ở những ngôi nhà “kiểu tây” vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định
Màu xanh vôi ve một thời quen thuộc
Những màng màu “ xanh” đẹp một cách giản dị, thân thiện môi trường
Hướng nhà gặp nắng gắt được sử dụng màu dịu và phối hợp nhẹ nhàng để giảm độ chói
Điểm nhấn rực rỡ (bộ cửa sơn đỏ) cho ngôi nhà phủ kín dây leo
Wednesday October 15, 2008 - 01:31am (PDT) Permanent Link | 0 Comments - Vài lưu ý khi ốp lát
-
source
http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=39076&fld=HTMG/2008/0816/39076
Ngày 19.08.2008 Giờ 14:27
Vài lưu ý khi ốp lát
Theo các nhà chuyên môn, để việc ốp hay lát gạch gọn gàng, không xảy ra lỗi trong quá trình thi công, cũng có những điều cần lưu ý
Tấm ốp tường tạo vân nổi trên gỗ và MDF của Delcorea Thông thường, lát nền sử dụng gạch ceramic, granite nhân tạo, gạch gốm (gạch tàu) hay đá tự nhiên. Chất kết đính thường là vữa xi măng trộn cát với nước sạch. Tuy nhiên, để lát sàn còn có ván sàn gỗ, gỗ nhân tạo, gạch nhựa... Chất kết dính của các chất liệu này thường là keo chuyên dụng, thậm chí có keo dán làm từ đất sét, đá xay...
Lát nền gạch, theo các nhà chuyên môn, quan trọng nhất là phải đầm dùi phần nền thô thật kỹ, nén thật chặt để tránh tình trạng lún sụt cục bộ. Nếu nền thô là xà bần, nên có thêm phần cát đổ lên trên, tưới nước vào để cát trám vào các khoảng rỗng của nền xà bần, tạo một kết cấu cứng chặt. Sau đó mới trải vữa xi măng lát gạch lên trên và luôn luôn tạo một độ nghiêng nhất định về phía thoát nước (ra cửa, ban công, lối thoát bên hông nhà...). Chẳng hạn, phòng khách, phòng ngủ thì nghiêng ít; nhà bếp nghiêng khá hơn một tí và nhà tắm, nhà vệ sinh, sân, ban công thì nghiêng nhiều hơn để thoát nước nhanh, tránh đọng nước gây thấm.
Về mặt thẩm mỹ, những khoảng nền lộ diện nhiều thường phải thể hiện nguyên tấm gạch (không cắt xén) vì không bao giờ khổ gạch lát trám đúng vừa diện tích cần lát. Phần gạch cắt xén nên “ép” về phía chân tường được che giấu bằng vật dụng nội thất hay nơi khuất, ít lộ diện. Đối với gạch ốp tường cũng vậy, phải “giấu” những miếng gạch cắt xén cho vừa khuôn tường tại những góc ít gây chú ý.
Để lát nền sàn các tầng lầu, ngoài phần bê tông đúc đã có thêm phụ gia chống thấm. Nếu kỹ hơn, lớp vữa “dán” gạch cũng cần có phụ gia này để chống thấm tốt hơn, không gây hiện tượng loang lổ vết thấm đen làm xấu, bẩn. Nhất là sàn nhà vệ sinh, khu vực luôn vấy nước càng quan tâm nhiều hơn đến việc chống thấm. Ngoài phụ gia, sàn khu vực nhà tắm, vệ sinh để sử dụng bền lâu cần được gia cố thêm tấm trải gốc bitum (gốc nhựa đường - dầu hắc) lót từ nền vắt lên đến nửa mét tường trước khi đổ vữa xi măng lát gạch. Biện pháp này ngăn triệt để hơn sự cố rò rỉ nước gây thấm xuống trần tầng dưới.
Khi ốp gạch tường, điều quan trọng nhất là phải san thật phẳng bề mặt tường để không nhìn thấy gập ghềnh hay dợn sóng sau thi công. Ốp gạch các loại ở mặt tiền công trình hay phòng vệ sinh, nhà tắm thường cần có phụ gia chống thấm trộn trong vữa để ngăn ngừa khả năng ngấm nước. Chất chống thấm, có thể chọn loại vô cơ hay hữu cơ, nhưng chất vô cơ thường hiệu quả hơn nhờ nó biến tính sinh hoá ngay trong bê tông, trong vữa xi măng để lấp kín các mao mạch dễ bị nước len lỏi vào.
Ca DaoWednesday October 15, 2008 - 01:19am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Add BinhHoa Co.,Ltd.'s Blog to your personalized My Yahoo! page:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét