Công Ty TNHH TV XD và TM Bình Hoa

VP TP. HCM - HCMC Office :
327/9B/16 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh Tp.HCM HP0903967439 email : hdangbinh@gmail.com
Facebook:
http://www.facebook.com/binhhoasaigon
http://www.facebook.com/binhhoacompany

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009

Thân thiện với ván sàn

BinhHoa Co.,Ltd.'s Blog Full Post View | List View

Binh Hoa - your own solution!!!

Thân thiện với ván sàn
Thân thiện với ván sàn magnify

source

http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=12014&fld=HTMG/2006/0817/12014

Ngày 17.08.2006 Giờ 08:24

Thân thiện với ván sàn

Khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt và khan hiếm thì thị trường có đến hàng chục hãng sản xuất ván sàn nhân tạo "giả gỗ" - với nhiều loại vân và màu sắc như gỗ thật. Hơn nữa, gạch, đá lát sàn như đã quá quen thuộc trong hoàn thiện nhà. Ván sàn gỗ lại có sắc thái riêng, gỗ còn là vật liệu thân thiện, ấm áp để ứng dụng ở nội, ngoại thất.

Chọn van sàn công nghiệp có màu cùng tông với màu tường - trông hài hoà

Kết ráp các loại ván sàn có thể thực hiện nhiều kiểu, ráp dọc, ngang, ráp hình sin, ráp theo ô hay kết hợp các cách đều đạt; tuỳ ý thích và lối biểu hiện thẩm mỹ trong từng không gian nhà. Ván thường ứng dụng trong phòng khách, khu vực sinh hoạt chung hay phòng ngủ. Nhưng trên diện tích nhỏ hay vừa thường chọn cách ráp xuôi về một phía để cho cảm giác không gian được kéo dài ra. Ngược lại, nơi rộng rãi thường tổ chức nhiều loại hình để kết ráp ván sàn.

Ván sàn gỗ nhân tạo (công nghiệp) Tấm ván có khổ thông thường: 0,20 x 1,20m, dày 7-8 li. Chất liệu chính là ván HDF - một dạng bột gỗ được nén với độ cứng cao. Trên bề mặt phủ lớp nhựa melamine tạo hoa văn, vân gỗ với nhiều sắc màu tựa như những sắc mộc trong tự nhiên. Có khoảng 50-60 kiểu hoa văn và màu. Và ngoài cùng phủ 1-2 lớp oxid nhôm để hạn chế trầy xước, mài mòn và cháy do tàn thuốc chẳng hạn.

Phương án thi công có thể lát trên các bề mặt như nền gạch, bê tông… và yêu cầu làm phẳng. Trước khi lát ván, trải một lớp ni lông để chống ẩm từ nền bốc lên, sau đó trải thêm một lớp mút xốp (foam) 2-3 li để định hình lại mặt phẳng sàn và tạo độ êm nhất định. Thực hiện ráp ván sàn theo rãnh âm/dương và đi từ chân tường ra, chừa khoảng hở 1 cm từ các phía sát tường để vật liệu co giãn. Có thể dùng keo bôi theo các rãnh hoặc không. Bên cạnh còn nhiều phụ kiện để hoàn thiện sàn đồng bộ như nẹp chữ T, gờ len sát tường (phào), nẹp kết thúc, mũi bậc…

Có những màu như cây lọ nồi đen sậm, làm bật vật dụng trên sàn

Vì ván là dạng bột nén nên lưu ý không đổ nước tràn ngập sàn mà chỉ chùi rửa bằng khăn, cây lau nhà với nước và các chất tẩy rửa thông thường. Tránh để vấy những hóa chất khác như acid mạnh. Tùy hãng sản xuất và loại ván sàn, mà có nơi bảo hành bề mặt 5 năm, 10 năm hay vĩnh viễn. Sản phẩm nhập có nhiều xuất xứ như Thụy Điển, Ý, Đức, Hàn Quốc, Pháp … với thương hiệu Pergo, Picenza, Kronotex, Gago…

Ván sàn gỗ tự nhiên

Sản phẩm có nhiều quy cách để chọn lựa, dày từ 1,5-2cm, bề ngang 5-15cm và dài 0,45-1,80m do đó nặng và ván cũng có rãnh âm/dương để kết ráp. Cách thi công cũng như ván sàn nhân tạo. Chủng loại gỗ thường sản xuất là căm xe, giáng hương, trắc, sồi. Bên cạnh còn ván lát sàn ghép, cũng gỗ tự nhiên nhưng được ghép từ những miếng gỗ nhỏ mà thành ván sàn với kích thước như trên. Dạng ván tự nhiên đều được xử lý tẩm sấy để hạn chế co nhót và mối mọt; ván cho vân và màu trung thực, giá tương đối cao.

Kỹ sư Lâm Trọng Sơn, giám đốc công ty gỗ sấy Gosaco cho biết, cứ 3 m3 gỗ tròn tự nhiên sẽ làm ra được 1 m3 gỗ thành phẩm ván sàn và lắp đặt chỉ được 66 m2 sàn. Trong khi đó, nếu dùng 3 m3 gỗ tròn đó lạng mỏng 2-3 li làm ván lạng veneer và đem dán veneer lên chất liệu nhân tạo khác sẽ lát được 4.000 m2 sàn. "Từ đó, kéo được giá thành sản phẩm xuống vừa góp phần bảo vệ môi trường" mà bề mặt sàn vẫn là gỗ của thiên nhiên.

Từ ý tưởng đó, thị trường xuất hiện 2 sản phẩm mới là gạch dát gỗ và ván sàn nhân tạo nhưng mặt gỗ tự nhiên. Gạch dát gỗ được ép dán lớp gỗ veneer bằng máy lên viên gạch granit và gạch này có thể lát nền hay ốp tường. Hoạ tiết trên gạch phong phú nhờ khâu may những sắc mộc để tạo hình lên bề mặt. Cũng vậy, thay vì trên tấm ván HDF trơn nhân tạo (chưa có hoa văn), dán lớp veneer lên để tạo ra ván sàn mặt gỗ.

Ván tự nhiên kết ráp xuôi chân phương

Có thể tự tạo những hoạ tiết trên sàn k hi kết ráp ván sàn

Ván sàn làm cho phòng ngủ ấm lại Ván lát theo hình sin với 2 tông màu sậm và nhạt

Ván lát theo hình sin với 2 tông màu sậm và nhạt

Ván nhân tạo có vân như gỗ thật

Cầu thang nhiều đoạn gấp gãy, lát ván sàn tự nhiên dễ thực hiện vì ván có nhiều kích cỡ

Gạch dán gỗ có nhiều kiểu và màu sắc để pha phối cho nền

Bài & ảnh Nguyễn Tâm, TL

Giá và nơi bán

- Ván sàn Pergo (Thuỵ Điển): giá bao gồm lắp đặt hoàn thiện: 280.000đ/m 2 (bảo hành 10 năm). 570.000-660.000đ/m 2 (bảo hành vĩnh viễn). Địa chỉ: 593 Sư Vạn Hạnh (nối dài), P.13, Q.10, TP.HCM.

- Ván sàn Kronotex, Kronoswiss: 290.000đ/m 2 (bảo hành 2 năm). Địa chỉ: 57A Trần Quốc Thảo, Q.3

- Ván sàn Gago (Hàn Quốc): bảo hành 5 năm: 290.000-320.000đ/m 2 (bao thi công, lắp đặt và vận chuyển trong TP.HCM). Địa chỉ 133P Tô Hiến Thành, Q.10

- Ván sàn tự nhiên Gosaco: 340.000đ/m 2 (căm xe), 460.000đ/m 2 (giáng hương). Ván sàn gỗ ghép: 320.000đ/m 2 (căm xe). Gạch dát gỗ: 260.000đ/m 2 . Ván sàn HDF mặt gỗ: 195.000-205.000đ/m 2 . Địa chỉ: 2/39-41 Núi Thành, P.13, Tân Bình.

Mời đọc trên tạp chí Kiến trúc & Đời sống số 5, phát hành sáng 14.8.2006, đã có tại các sạp báo trên toàn quốc

Thursday October 16, 2008 - 01:57am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Sống trong lòng phố
Sống trong lòng phố magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=14140&fld=HTMG/2006/1113/14140

Ngày 13.11.2006 Giờ 10:33

Sống trong lòng phố

Lang thang trong phố, đôi khi bắt gặp nhiều điều nhỏ bé thi vị. Mới biết, phố ở Sài Gòn không lạnh lùng, vô cảm, trước dòng người đi tưởng như thác chảy này

Block nhà cũ gẫn 80 năm tuổi đang được cải tạo để trẻ lại

Một ngõ nhỏ trên đường Lê Lợi, khiêm tốn nằm bên những mặt phố bán buôn sầm uất, đi vào trong, vào chút nữa… cả một đời sống dân thường mở ra. Trong ngõ này chứa đựng nhiều điều hơn là bộ dạng của nó hiện nay. Một cái bảng nhỏ bằng đá, đính chết ngay cửa hẻm ấy là của hãng sửa xe Armani; rồi tấm bảng gỗ "Không có gì quý hơn độc lập tự do" như còn "son rỗi" trên phần mặt tiền của một tầng lầu… Trong con hẻm nhỏ, đi vào mới thấy nó nở ra như cái diều gà, chắc hẳn còn chứa nhiều câu chuyện, nhiều ký ức khác của đời sống về Sài Gòn xưa.

Hành lang cuối cùng là căn hộ của anh trương

Căn hộ của một anh bạn Việt kiều Pháp tên Trương thích sưu tầm đồ cổ Lê Công Kiều, nằm ngay bên trái con hẻm này đây. Mỗi lần hỏi anh về chuyện nhà cửa, anh vẫn dẫn chính căn hộ của mình ra như để chứng minh cho khái niệm: "hữu duyên". "Căn hộ này nằm ngay khu trung tâm, có view đẹp, có thể thấy cả con đường và có tầm nhìn… không xa mấy - bị Saigon Center chắn, nhưng cũng không tệ. Khi vào nhà cảm giác đầu tiên của mình là cảm thấy ấm áp, giống như có gì đó rất quen thuộc, thoải mái. Bởi nhờ có phần áp mái cao rộng, có phần hành lang cũ bao quanh nhà, cho nhiều không khí và ánh sáng, mặc dù lúc đó không thông thuôn như bây giờ".

không gian sinh hoạt chung sang trọng và ấm cúng. “thông thuôn” từ phòng khách sang Phòng ăn, đến quầy bar nhỏ “ốp” vào bếp

Với sự đồng ý của chủ nhà, anh Trương cùng kiến trúc sư đã cải tạo căn hộ trong khối nhà mang nét kiến trúc Pháp thành một căn hộ vừa cũ, lại vừa mới. Cũ là cái hồn theo hướng nhìn qua khung cửa sổ mở rộng hết chiều ngang nhà; là phần tường nhà giữ tiếng nói, cất tiếng cười trong lòng không để lọt ra ngoài; là nội thất mộc toát lên vẻ vừa cổ điển lại vừa hiện đại của một ngôi nhà phố Sài Gòn đầu thế kỷ trước… Nét mới cũng là điều mà sau này, những căn hộ khác khi sửa chữa lại đều học theo cách của anh Trương: cắt vào khoảng không!

Phần áp mái có bề rộng 3m, gần như bị bứt hẳn để cho một phòng lửng, một phòng ngủ - lúc đầu chỉ là của mình anh, ra đời. Chính vì biết lượn ở phòng lửng, nhấp lên phòng ngủ, mà phòng khách đã trở thành nơi hoàn thiện. Phần đẹp nhất, rộng nhất, được chăm chút nhất là phần sinh hoạt chung - bộ ghế đệm tre quây quần trước màn ảnh truyền hình, sau lưng là bàn ăn, là phần bếp mở kết hợp quầy bar... Nhìn ra phía trước là ban - công rực rỡ lúc đón nắng, như ảnh ảo buổi hoàng hôn.

phòng khách nhìn ra hướng ban công thoáng đãng

Quan niệm về cái đẹp, theo anh: "Đẹp thì mỗi người mỗi kiểu khác nhau, nhưng chủ trương của tôi là không đập, chỉ cải tạo chính khoảng không rộng rãi cũ, để phần sử dụng được thoải mái hơn. Để mặt tiền cả khu nhà và không gian bên trong hợp nhau".

Một trong những lý do làm anh Trương chọn căn hộ, đầu tư tâm ý và một khoản không nhỏ (11.000 USD) để sửa chữa cho căn hộ đi thuê trả tiền hàng tháng - có lẽ bởi cả block nhà này mang hình ảnh của block nhà bên Pháp, nơi anh đã gắn bó mấy chục năm. Gần giống ở đây, nơi cái ban - công nhìn xuống đường Lê Lợi, tựa như bar cà phê - sáng tối anh vẫn ngồi nghe chim hót, nghe tiếng xe rì rầm chạy dưới chân, để trao đổi thông tin với bạn bè, hay check mail của con gái ở Pháp.

lối vào nhà, bên phải là hành lang dẫn lên tầng áp mái vừa được cơi nới thêm Một góc tâm linh
phần lượn từ phòng xép nơi tầng lửng để lên phòng ngủ phòng ngủ vẫn thoáng khí với lỗ thông gió mới

ban công nhìn xuống đường lê lợi được ốp kính để giảm ồn và bụi.

gian bếp và quầy bar được chăm chút với công phượng. trần bếp đã hạ thấp hơn trần phòng ngoài cả mét
Bài Phạm Quỳnh - Ảnh Đình Thu
Thursday October 16, 2008 - 01:52am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Đau đầu chuyện chống thấm!
Đau đầu chuyện chống thấm! magnify

source

http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=16823&fld=HTMG/2007/0317/16823

Ngày 17.03.2007 Giờ 15:34

Đau đầu chuyện chống thấm!

Ông Minh Tâm ở khu biệt thự phường 18, QUẬN Tân PHÚ đã 4 lần chống thấm sàn nhà vệ sinh nhưng vẫn bị… tái diễn. “Làm đi làm lại mất cả chục cây vàng để chống thấm”, ông Tâm than. Ông Hùng, nhân viên một công ty tàu biển có nhà ở đường Âu Dương Lân, Q.8 cũng than thở “phải chống thấm đến 5 lần”.

Thi công chống thấm khán đài sân vận động

Không chỉ người tiêu dùng, các nhà chuyên môn cũng khó chịu với chuyện thấm. Trong ngành, chuyện thấm dột được ví là bệnh “ung thư”. Chỉ tính trong 10 năm qua, đã có hàng trăm hội thảo quy mô khác nhau để bàn về chủ đề này. Gần nhất, tháng 12.2006 tại Hà Nội có hội thảo khoa học toàn quốc về “Bệnh nhiệt đới của công trình kiến trúc - công nghệ và giải pháp” do Viện kiến trúc nhiệt đới, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Bộ Xây dựng tổ chức.

Với câu hỏi “có trị được bệnh thấm”, các nhà chuyên môn khẳng định: “Thấm dột công trình - trị được tất! Vấn đề là đúng bệnh, đúng thuốc, đúng phương pháp và cả việc phải biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh nữa”.

Thấm do không... chống!

Chống thấm mái nhà trước khi dán ngói

Nguyên nhân bị thấm đầu tiên là do không chống! Việt Nam có độ ẩm, nhiệt độ, gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa… ở mỗi mùa, mỗi vùng khác nhau tác động trực tiếp lên công trình, gây ra những loại hư hỏng khác nhau. Việc bị tác động và phá huỷ này đã xuất hiện từ lâu nhưng thị trường vật liệu và dịch vụ mới phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây. Ông Cao Thành Thái, phó giám đốc điều hành Trung tâm xử lý kỹ thuật công trình Đông Dương cho biết ông đã có 12 năm làm chống thấm và nhận thấy: “hầu hết các công trình xây trong 10 năm cuối thế kỷ trước đều đã bị thấm”.

Tại hội thảo nói trên, ông Thái khẳng định: “Ai có thể chỉ cho chúng tôi biết có bệnh viện hay trường học nào ở Việt Nam là không bị thấm sau 3-5 năm xây dựng?”. Ông Thái nói tiếp, nhiều người trong số các chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu chống thấm đã nói rằng: “bị thấm là một điều tế nhị!”.

Các công trình dân dụng, nhà phố, nhà cao tầng, chung cư… cũng bị thấm. Ông Đỗ Thành Tích, giám đốc công ty Tân Tín Thành, người đã 15 năm nghiên cứu, xử lý chống thấm cho biết: “Phải có khoản chi phí chống thấm vì khi đã bị thấm, khắc phục hậu quả có tổn phí cao gấp nhiều lần chống thấm ban đầu”. Và chi phí ban đầu này chỉ chiếm 1-2% trên tổng trị giá công trình.

Thấm do dùng “sai thuốc”!

Dùng dung dịch vô cơ chống thấm mặt sân thượng

Bằng kinh nghiệm thực tế, ông Cao Thành Thái nhận định: “Có đến 90% nguyên do bị thấm là do chọn lựa công nghệ và sản phẩm không phù hợp, dù đã chống thấm ngay từ ban đầu”. Chỉ có 10% là tỷ lệ do giải pháp và chất lượng thi công không thích hợp và yếu kém.

Thực chất, “thuốc” nào đã tham gia thị trường đều có thể chống thấm được. Nhưng chống ở mức độ nào, đã phù hợp với đối tượng chưa lại là vấn đề. Đơn cử, không thể công nghệ và sản phẩm chống thấm chỉ bảo hành vài ba năm cho những công trình bền vững bê tông cốt thép! Chí ít cũng phải bảo hành 10 - 20 năm. Thậm chí, có sản phẩm bảo hành “bền vững mãi với công trình” – xem như vĩnh viễn. Đó cũng là một trong những tiêu chí để có thể chọn “thuốc” nào cho hạng mục chống thấm.

Hữu cơ và vô cơ

Dù có hàng trăm sản phẩm chống thấm trên thị trường với các dạng sơn, dung dịch đặc, loãng, tấm trải, bột… nhưng chung quy chỉ có 2 nhóm: vật liệu hữu cơ và vật liệu vô cơ.

Về ứng dụng, đối với các hạng mục xây dựng phần nổi của công trình, qua trải nghiệm, các nhà chuyên môn khuyên nên dùng vật liệu vô cơ. Với công trình nhà ở như sàn vệ sinh, mái đúc bằng, tấm sê nô, sân thượng… dùng vật liệu vô cơ vẫn bảo đảm. “Cơ chế” chống thấm của vật liệu vô cơ là thấm sâu vào thân bê tông, phù hợp với vật liệu, đáp ứng và bổ sung khuyết tật cơ bản của bê tông và tồn tại trong suốt quá trình “hoạt động” của bê tông.

Giải pháp dùng vật liệu màng phủ (sơn, bột, tấm trải…) tuy có tác dụng nhưng cần chú ý rằng nó sẽ dần bị thải hồi, lão hoá trước sự khắc nghiệt của khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam.

Nguyễn Tâm

Minh hoạ các vị trí cần chống thấm trong nhà

1. Phần móng và công trình chìm dưới đất
2. Hồ, bể chứa nước

3. Vườn hoa, bồn hoa
4. Mái nhà
5. Sân lộ thiên

“Điểm danh” giải pháp chống thấm

Mỗi giải pháp đi kèm với một loại chất và cách thi công thích hợp.

Giải pháp Indo Seal dùng phương pháp Sol-Gel đem lại cho kết cấu bê tông và tường vữa khả năng tự bảo vệ, chống thấm, hàn gắn vết nứt và chống sự xâm thực của môi trường; bền theo tuổi thọ công trình. Dung dịch sẽ thấm sâu vào bê tông, tương tác với calci tự do và nước hình thành nên các phức hợp gel Silicate calci để hàn gắn đường nứt, lấp kín lỗ rỗ li ti và các mao dẫn trong bê tông. Các gel này kiến tạo trong bê tông mô rào cản chống lại sự xâm thực của nước và các tạp chất gây hại như muối.

Radcon 7 là dung dịch silicate đã được biến tính về mặt sinh hoá phun thẳng vào bê tông. Qua 3 ngày bảo dưỡng nước, dung dịch sẽ thấm sâu vào khối bê tông và tương tác để hình thành những lớp chống thấm ngay trong các mao mạch rỗng, các vết nứt.

Phụ gia giãn nỡ chống thấm Hysuca do GS-TS Võ Đình Lương nghiên cứu chế tạo. Khi pha vào vữa xi măng hay vữa bê tông thì trong quá trình đóng rắn, nó sẽ tạo thành hợp chất giãn nỡ kết tinh, nhờ đó tăng khả năng chống thấm.

Intoc là một loại chống thấm tinh thể lỏng men sinh hoá có tác dụng thẩm thấu vào bê tông, trám bít các mao mạch trong sàn… để kháng nước.

Việc chống thấm ngược bảo vệ kết cấu tầng hầm bằng Penetron để tạo mạng tinh thể bổ sung trong bê tông. Penetron không phải là màng phủ, nó phát triển sâu và hàn gắn bít kín các mao dẫn, các đường nứt giãn nở trong kết cấu bê tông nên loại trừ được nhược điểm bị tách lớp hay thủng lỗ như màng phủ. Penetron trở nên một thành phần bất khả phân trong kết cấu bê tông.

Vật liệu Voltex của Hoa Kỳ dùng cơ chế tạo màng tự động của khoáng Sodium bentonite để chống thấm “thuận”. Volclay sodium betonite là một hợp chất khoáng có nguồn gốc từ núi lửa, không độc hại, dùng để ngăn cản sự xâm nhập của nước khi tiếp xúc với nước. Nó sẽ tự hình thành nên một lớp phủ đồng nhất khối vững chắc. Đặc tính của Voltex dựa trên những tính năng của hợp chất Sodium bentonite và các lớp sợi khoáng kỹ thuật chịu lực cao.

Sơn hoàn thiện bảo vệ kết cấu bê tông, tường xây ngoài trời có Si-Rex03 công nghệ của Đức, sản xuất tại Úc. Sản phẩm sơn vô cơ này dùng Silicone resin bảo vệ bề mặt công trình khỏi thấm nước mà vẫn cho phép kết cấu được “thở”. Duy trì cân bằng độ ẩm và bốc hơi, không làm ảnh hưởng đến tính dẫn nhiệt và sự cách nhiệt. Si-Rex03 không chỉ kháng nước cao – tự rửa sạch công trình mà còn kháng nấm mốc, bền màu. Sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao do độ bền khoáng và được bảo hành chất lượng đạt tới 15 năm.

Nguyễn Sáu

* 5 bước thi công chất chống thấm vô cơ

Bước 1

Chuẩn bị và làm bề mặt bê tông, dùng búa đánh tẩy tạp chất. Dùng chổi sắt chà sạch bề mặt, quét thổi và hút sạch bụi. Để khô bề mặt trước khi phun chất chống thấm.

Bước 2

Xử lý phun dung dịch chống thấm lên bề mặt bê tông bằng bình phun.

Bước 3

Sau khi xử lý, thấy khô, tiến hành phun nước sạch để bảo dưỡng bê tông trong 2-3 ngày.

Bước 4

Sau khi xong bước 3, bơm nước ngâm toàn bộ bề mặt đã xử lý tối thiểu 12 giờ để kiểm tra kết quả.

Bước 5

Sau đó có thể để trần hoặc hoàn thiện như cán vữa, lát gạch...


Địa chỉ và giá tham khảo:

- Vật liệu chống thấm vô cơ

- Radcon 7: giá tương đương 28 USD/lít (thực hiện được 5m2 tức 5,6 USD/m2), Penetron, Voltex, Si-Rex03… do IDC Centepro đặt tại 137/43 Lê Văn Sỹ, P.13, Phú Nhuận, TP.HCM cung cấp. Ở Hà Nội có thể liên hệ 104 Thái Hà, nhà H94 TCHC T50, phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội phân phối.

- IndoSeal: 3 USD/m2 do nhà phân phối Viprocen 207/2 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Q.1, TP.HCM cung cấp.

- Hysuca: 185.000- 242.000đ/thùng 20 lít (1 lít pha cho 10kg xi măng, tuỳ loại sử dụng cho tường, nền, tầng hầm hay bê tông cốt thép) bán tại 174/37 Đặng Văn Ngữ, P.14, Phú Nhuận, TP.HCM.

- Intoc: 30.000đ/m2 (thi công trọn gói: 60.000- 70.000đ/m2). Liên hệ 159 Âu Cơ, phường14, quận 11, TP.HCM. Điện thoại: (84.8) 912 6399 - 865 4557 - Fax: (84.8) 865 4557.

- Vật liệu chống thấm hữu cơ

Sika: 61 Cao Thắng, Q.3.

Kova: 18 Trường Sơn, Q.10.

Thị trường còn có một loạt thương hiệu khác như Flinkote, Shellkote, Rồng Đen… bán nhiều tại các phố vật liệu xây dựng như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Bạch Đằng…

Thursday October 16, 2008 - 01:31am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Rộng nhờ trong suốt
Rộng nhờ trong suốt magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=33446&fld=HTMG/2008/0427/33446

Ngày 29.04.2008 Giờ 09:35

Rộng nhờ trong suốt

Chủ nhân căn hộ còn trẻ nên muốn có không gian nhẹ nhàng và cảm giác thoáng rộng. Chính vì thế người thiết kế đã dùng chất liệu kính làm vách ngăn

Phòng khách, bếp và bàn ăn chung một không gian không có vách ngăn. Điểm đặc biệt của căn hộ là thiết kế phòng làm việc bằng vách kính trong suốt cho cảm giác không ngăn cách với phòng khách, hai không gian như được nối liền. Các phòng ngủ chỉ vừa đủ cho sử dụng với các tủ áp tường làm nơi cất đồ kiêm thêm chức năng tủ để thiết bị nghe nhìn. Màu sắc được xử lý theo game sáng để phù hợp với không gian kính, đồng thời sự đơn giản và hiện đại sẽ tạo cảm giác rộng rãi và thư giãn.

Phòng làm việc ngăn bằng vách kính

Từ phòng làm việc nhìn ra có cảm giác hầu như không ngăn cách

Nhiều diện tích cho phòng khách

Bếp chung không gian với phòng khách

Phòng ngủ với diện tích vừa đủ

Thu Thuỷ
Thursday October 16, 2008 - 01:09am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Làm hầm nhà phố cho an toàn
Làm hầm nhà phố cho an toàn magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?newsid=33457&fld=HTMG/2008/0427/33457

Ngày 29.04.2008 Giờ 14:15

Làm hầm nhà phố cho an toàn

Trong 4 tháng đầu năm, tại TP.HCM đã xảy ra 4 vụ đào hầm xây dựng bị lún sụt, gây hư hại những công trình kế cận. Giới chuyên môn cho rằng, việc ảnh hưởng đó chủ yếu là do biện pháp thi công không thích hợp, thiếu chuẩn mực

Kỹ sư Lý Nguyễn Bảo Trọng, giám đốc công ty tư vấn - thiết kế - xây dựng Nhật Duy tư vấn một số giải pháp chung quanh việc đào hầm làm tầng âm dưới đất trong những căn nhà xây chen nhà phố.

Lập biện pháp thi công trước

Dạng tầng bán hầm phù hợp với nhà có bề ngang hẹp vì dễ lên xuống

Nhiều trường hợp được thiết kế hiện nay là xây tầng hầm hay bán hầm để có thêm diện tích sử dụng như làm nơi để xe, kho chứa... Chiều sâu đào gồm chiều sâu tầng hầm và chiều sâu móng nên mức đào đất tương đối sâu và rộng (đào hết diện tích bề mặt công trình); do đó rất dễ gây lún sụt các công trình kề bên. Xây bán hầm, thông thường đào xuống độ sâu khoảng 1,5m trở lại so với mặt đất tự nhiên; còn xây hầm thì sâu phải 1,5m trở lên. Vậy để thi công được tầng hầm hay bán hầm buộc phải đào đất cả công trình, trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m. Vì vậy, các phụ tải do những công trình lân cận gây nên một áp lực trong quá trình đào là rất phức tạp. Bởi khi đó hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô và kết cấu của công trình bên cạnh, ví dụ, nhà đúc bao nhiêu tấm, nhà một tầng nhưng kết cấu gạch, nhà đúc giả...

Do đó, người thiết kế lẫn đơn vị thi công cần phải có biện pháp thi công cụ thể trong việc đào đất và sử dụng hệ tường vây và hệ giằng để chống lại các phụ tải của công trình kế cận gây ra khi đào. Việc lập biện pháp này phải là đơn vị chuyên ngành thực hiện và nên được thẩm tra trước khi tiến hành thi công. Điều quan trọng là chủ đầu tư và đơn vị thi công nên tiến hành khảo sát thực tế trước để xem kết cấu của các công trình kế cận (nhờ một đơn vị có chức năng). Từ đó mới đưa ra biện pháp thi công công trình của mình hợp lý được.

Biện pháp thi công phổ biến và chi phí

Chi phí xây dựng tầng hầm gấp đôi chi phí xây dựng các tầng trên mặt đất

Đối với những trường hợp xây nhà phố, xây chen, hiện thường sử dụng hệ tường vây quanh khu đất xây dựng là cọc khoan nhồi 300 – 400, và cách nhau chỉ vài tấc có một cọc (tuỳ lập biện pháp). Trên đầu cọc có một đà giằng liên kết các cọc lại và phải có hệ giằng chống, có thể dùng thép hình chữ H, I để giằng các cọc vây trong quá trình đào đất. Có một số nhà thầu đưa ra biện pháp thi công khác cũng thực hiện được nhưng không phổ biến. Miễn sao đảm bảo được các yếu tố trên về mặt kỹ thuật.

Chi phí xây dựng tầng hầm thường gấp đôi giá xây dựng phần thô của những tầng trên mặt đất. Giá xây phần thô trên mặt đất hiện nay vào khoảng 2,6 – 3 triệu đồng/m2, gồm cả vật tư và nhân công. Tuy nhiên, tuỳ vào từng quy mô công trình và ở những vị trí cụ thể mà có giá khác nhau; có thể cao hơn hay thấp hơn mức nêu trên. Riêng phần lập biện pháp thi công tầng hầm đã phải tốn chi phí khoảng 1 triệu đồng/m2

Tường vây làm bằng cọc nhồi cách nhau khoảng vài tấc chung quanh công trình

Hệ giằng chống chung quanh tường vây phải có để đảm bảo trong khi đào sâu xuống lòng đất

Thursday October 16, 2008 - 01:03am (PDT) Permanent Link | 0 Comments

Add BinhHoa Co.,Ltd.'s Blog to your personalized My Yahoo! page:

1 nhận xét:

  1. loại ván sàn gỗ thân thiện
    …………………………………….chuyền sản xuất…………………………………….
    Quy trình sản xuất đồ gỗ từ ván nhân tạo công nghệ mới nhất hiện nay

    Trả lờiXóa

Lưu trữ